Có thể nói viêm dạ dày không phải là bệnh lạ đặc biệt là với cuộc sống đô thị. Những thói quen ăn nhanh, hoạt động nhiều không phù hợp hay một vài nguyên nhân đơn giản của quá trình tiêu hoá đều có thể dẫn đến viêm dạ dày. Cả y học hiện đại và cổ truyền đều có nhiều phương thuốc hay để chữa bệnh này. Dưới dạng bài viết trực quan, chúng tôi xin chia sẻ với các bác cách hiểu đúng về viêm dạ dày và cách phòng ngừa.
Bệnh viêm dạ dày là gì
Như đã nói ở trên, đây là bệnh lý phổ biến do đó chúng ta sẽ đi nhanh qua phần định nghĩa: Viêm dạ dày là bệnh lý để chỉ tình trạng niêm mạc dạ dày bị bào mòn dẫn đến tình trạng viêm loét khiến bệnh nhân cảm thấy đau, nóng rát vùng thượng vị,...Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Viêm dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, do vậy cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm và đúng cách. Tham khảo thêm lý thuyết trên wiki
Nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc viêm dạ dày
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm dạ dày
1. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn gây viêm dạ dày
Phổ biến nhất là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Chúng xâm nhập và tấn công vào dạ dày thông qua đường ăn uống. Khi phát triển mạnh, HP gây tổn thương và khiến chức năng dạ dày bị suy giảm. HP phát triển quá mức làm kích thích niêm mạc dạ dày. Theo thời gian gây nên tình trạng viêm nhiễm và khởi phát cơn đau. Thậm chí trong một số trường hợp còn gây tình trạng xuất huyết dạ dày.
2. Viêm dạ dày do thói quen ăn uống không hợp lý
Một trong những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa là chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây viêm dạ dày. Một số thói quen xấu nhiều người mắc phải gây bệnh viêm dạ dày như: Nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, ăn vội vàng làm tăng hoạt động co bóp của dạ dày khiến chúng phải làm việc với tần suất cao. Ăn bữa tối muộn, ăn xong đi ngủ ngay. Sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chiên xào. Thường xuyên nhịn ăn sáng hay bữa sáng không đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ăn mặn, sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn quá nhiều.
3. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Lạm dụng thuốc giảm đau hay các thuốc thuộc nhóm NSAIDs là tác nhân dễ gây ra các tác dụng không mong muốn với đường tiêu hóa. Nếu sử dụng trong thời gian dài, cả 2 nhóm thuốc đều gây kích ứng và phá hủy lớp niêm mạc phía trong dạ dày. Ngoài ra, thuốc sẽ tăng nguy cơ thể hiện tác dụng phụ cao hơn nếu bệnh nhân dùng thuốc lúc đói. Cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên dẫn đến lớp niêm mạc bị viêm loét.
4. Một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm dạ dày
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh trên, viêm dạ dày còn do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học của người bệnh: Thường xuyên hút thuốc lá Nghiện rượu, bia, đồ uống có gas hay các chất kích thích. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, hay thức khuya, ngủ không đủ giấc. Căng thẳng, stress kéo dài.
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau và thường gây ra một số triệu chứng sau: - Vùng thượng vị bị đau rát: bệnh nhân xuất hiện cơn đau quặn hay âm ỉ kéo dài. Một số trường hợp nặng cơn đau có thể lan lên phần bụng, ngực và sau lưng. - Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua: ngay cả khi no và đói, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm buồn nôn và dễ chịu hơn sau khi nôn. Ngoài ra, do lượng acid trong dạ dày tăng cao dẫn đến ợ hơi, ợ chua, cổ và ngực bị đau rát. - Cơ thể mệt mỏi: bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể mệt mỏi, giảm cân đột ngột. - Nếu chuyển sang giai đoạn mạn tính bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu. Phụ thuộc mỗi mức độ bệnh, những triệu chứng này sẽ xuất hiện thường xuyên và nguy hiểm hơn.
Ở một số đối tượng đặc biệt, bác sĩ có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết sau:
- Trẻ em: liên tục quấy khóc, chậm phát triển, nôn ói. - Phụ nữ mang thai: Cơn đau diễn âm ỉ hay đau quặn ở phần trên và giữa bụng. - Phụ nữ sau sinh: ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị trào ngược và căng tức vùng ngực hay chướng bụng.
Tam thất bắc chữa viêm dạ dày thế nào ?
Viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, xuất huyết dạ dày là những bệnh đã xuất hiện từ rất lâu. Vào thời phong kiến, người ta đã biết sử dụng tam thất bắc làm phương thức chữa các bệnh về dạ dày. Những bài thuốc nổi tiếng như tam thất nghệ đen, tam thất mật ong chữa viêm dạ dày đều có trong nhiều sách đông y. Tuy nhiên ngày nay với nền y học hiện đại, chúng ta chứng minh hiệu quả của những bài thuốc này bằng phân tích tác dụng từ các hợp chất có trong củ tam thất tới vấn đề về viêm dạ dày. Cửa hàng tam thất bắc Lào Cai đã nghiên cứu qua nhiều đầu sách cũng như chứng kiến thực tế kết quả từ nhiều người dùng:
1. Các hợp chất trong tam thất bắc trị rất hiệu quả các bệnh viêm nhiễm dạ dày, tá tràng, đường ruột đồng thời tiêu sưng, cầm máu, chữa bầm dập, đứt gãy nội tạng.
Tam thất bắc thuộc họ nhân sâm, trong cây tam thất chữa đủ tất cả các hợp chất của nhân sâm như saponin, flavonoids, dencichine. Đặc biệt phải nhắc đến tác dụng của dencichine (0.9%) với tác dụng cầm máu, tiêu máu đông nhanh. Dịch chiết trong tam thất giảm đau, kéo dài tác dụng an thần. Tam thất được xếp vào các loại thuốc lý khí, nhóm cầm máu, song tác dụng hóa ứ của tam thất mới là cơ bản. Rất nhiều thực nghiệm đã chứng minh tác dụng cầm máu, giảm phù nề, chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (bao gồm chấn thương nội tạng, bầm dập, đứt gãy sau sinh nở).
2. Bột tam thất là cách dùng hiệu quả nhất
Với mục đích chữa trị viêm dạ dày, người bệnh được khuyên sử dụng bột tam thất nguyên chất: ngày uống 1 lần x 5g hãm với nước sôi hoặc kết hợp cùng thực phẩm khác như nấu cháo, hâm trứng, trộn mật ong.
Tham khảo: tam thất mật ong
3. Mua bột tam thất nguyên chất như thế nào ?
Cửa hàng tam thất bắc Lào Cai là đơn vị trồng, sản xuất, kinh doanh phân phối bột tam thất nguyên chất. Tuy nhiên chúng tôi trong khuôn khổ các bài viết về phân tích bệnh lý, hướng dẫn người bệnh sử dụng tam thất có hiệu quả sẽ chỉ giúp quý độc giả cách để mua được bột tam thất nguyên chất:
- Cách 1: Mua củ tam thất tươi từ vườn trồng tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai. Rửa sạch, xắt lát, phơi khô sau đó nghiền bột bằng máy xay công suất lớn, có độ mịn cao. (tham khảo: xay bột tam thất)
- Cách 2: Mua củ tam thất khô và mang tới các hiệu thuốc đông y để xay bột. Với cách này quý độc giả lưu ý khi mua củ tam thất nên chọn loại già, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua tại các phố đông y, lưu ý giá tam thất (tham khảo bảng giá tam thất tại đây:https://tamthatbac.org/bao-gia-tam-that-bac/ ) để tránh bị mua quá đắt, hoặc không đúng chủng loại
- Cách 3: Nếu quý độc giả có người quen, người nhà sống tại Trung Quốc có thể nhờ tìm mua một số loại bột tam thất thượng hạng tại các nhà thuốc Trung Quốc (mua của nhà thuốc Trung Ương Trung Quốc luôn được bảo hành và đảm bảo 100% về chất lượng).
- Cách 4: Dược phẩm chứa tam thất trên thị trường Việt Nam có một số công ty dược phẩm sản xuất ở dạng bột tam thất lọ 50g/100g, viên nén nhân sâm tam thất vỉ 12 viên, viên đan sâm - tam thất vỉ 20 viên.
Đau dạ dày có nguy hiểm không? Sau bao lâu thì khỏi bệnh?
Khi bị bệnh, câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra lúc này là "viêm dạ dày bao lâu thì khỏi?" Theo ý kiến chuyên gia, viêm dạ dày có thể được cải thiện nếu áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và điều trị đúng cách. Bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được kiểm soát sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu chủ quan bệnh kéo dài khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Tham khảo thêm: thuốc trị đau dạ dày hiệu quả
Một số biến chứng của viêm dạ dày
Những phát sinh tiêu cực khi không điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày có thể dẫn đến những loại bệnh sau
Loét dạ dày
Đây là biến chứng phổ biến của bệnh viêm dạ dày. Ổ loét xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là phần môn vị, hang vị và bờ cong nhỏ dạ dày. Loét dạ dày gây ợ hơi, ợ chua, đau quặn theo từng cơn.
Hẹp môn vị
Môn vị là vị trí nằm giữa ruột non và dạ dày, thực hiện chức năng đưa thức ăn xuống ruột non một cách từ từ và đều đặn. Viêm dạ dày kéo dài dẫn đến hẹp môn vị, bệnh nhân thường xuyên nôn ra phần thức ăn chưa tiêu hoá hết, chướng bụng và cơn đau âm ỉ kéo dài.
Thủng dạ dày
Viêm loét dạ dày khiến niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng gây thủng dạ dày. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như thở mạnh, bụng đau cứng. Triệu chứng này xuất hiện đột ngột với tần suất cao khiến cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp, tay chân lạnh. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Xuất huyết tiêu hoá: nếu chủ quan không tiến hành điều trị dẫn đến tổn thương nghiêm trọng dạ dày và gây chảy máu. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hoá như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi. Trong một số trường hợp, bệnh nhân ra máu quá nhiều nên nguy cơ tử vong cao.
Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh, đặc biệt là nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP. Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu nhận biết bệnh thường không rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và thiếu máu nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Phòng ngừa bệnh đau dạ dày như thế nào?
Nói đến phòng bệnh thì chúng ta trở lại các vấn đề liên quan tới nguyên nhân để có cách phòng tránh tốt nhất. Ở đây cụ thể là điều chỉnh thói quen sinh hoạt, một số hoạt động về thần kinh không phù hợp.
1. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm dạ dày
- Ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Thói quen này không chỉ giúp bệnh nhân phòng bệnh viêm dạ dày mà còn có thể phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá khác. - Không bỏ bữa, không nhai vội vàng hay ăn quá bữa: ăn chậm, nhai kỹ là một trong những phương pháp tốt giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, tránh cho dạ dày phải hoạt động quá mức,... - Tăng cường tập thể dục, thể thao giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, stress. Vì yếu tố stress khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn gây đau. - Hạn chế sử dụng những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dạ dày như: đồ cay nóng như ớt, tiêu…khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn. - Hạn chế thực phẩm có vị chua như khế, chanh, quất,...sẽ tăng lượng acid cho dạ dày, làm mất sự cân bằng giữa các chất, theo thời gian sẽ dẫn đến viêm và đau. - Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại dạ dày. - Hạn chế muối: HP là vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày. Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng khả năng hoạt động của gen trong loại vi khuẩn này khiến chúng gây bệnh nặng hơn. - Thực phẩm chua: cóc, chanh, xoài, dưa muối,...kích thích dạ dày tăng tiết acid đặc biệt là khi bụng rỗng. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét.
Tham khảo: người bị bệnh dạ dày nên ăn gì
2. Hạn chế thức quá khuya
Điều này làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể gây tổn thương đến các bộ phận, trong đó có dạ dày. Khi thức quá khuya khiến dạ dày cũng phải hoạt động. Lâu dần chúng hoạt động quá mức làm suy giảm chức năng, mất dần yếu tố bảo vệ không còn khả năng chống lại yếu tố gây phá hủy và gây đau và viêm.
Tham khảo thêm: chế độ sinh hoạt tốt cho người đau dạ dày
3. Tránh Căng thẳng/ stress
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống gây căng thẳng thần kinh, stress,...Khi gặp vấn đề về tâm lý, dạ dày tiết nhiều acid hơn tăng nguy cơ viêm loét.