Nguồn gốc của tam thất rừng
Theo đúng định nghĩa từ các dược điển và hiệp hội nhân sâm châu Á, tam thất rừng có tên khoa học là Panax Stipuleanatus. Có vô số sự nhầm lẫn giữa các giống nhân sâm có ngoại hình na ná giống nhau ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung dẫn đến nhiều người mua mất tiền oan. Tam thất rừng Việt Nam là một trong 4 loại nhân sâm được công nhận rộng rãi cùng với sâm ngọc linh, sâm lai châu, sâm langbiang (tây nguyên). Giá trị về hợp chất trong nó cũng như giá tiền thì không phải bàn. Một cách khách quan, Panax Stipuleanatus không thua kém sâm ngọc linh bao nhiêu về mặt sức khỏe mà nó mang lại cho con người.
Ở Việt Nam, tam thất rừng được tìm thấy tại núi Hoàng Liên Sơn. Ở Trung Quốc có tại Vân Nam, người Trung Quốc gọi là bình Biên Tam Thất. Tuy nhiên quý vị cũng đừng nghĩ đến chuyện mua được vật quý này từ người tàu nha. Chớm ra khỏi rừng là các đại gia bên đó hốt sạch rồi, không đến lượt người Việt nhòm ngó đâu, họ còn nhòm ngó mình không hết kìa.
Thầy nào đam mê môn sinh học, muốn nghiên cứu thêm thì em giới thiệu cuốn: Panax stipuleanatus của H.T.Tsai và K.M.Feng hoặc xem tại Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15487/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nha. Lĩnh vực này còn rất mới, cơ hội để các bác nghiên cứu cũng như làm đề tài công bố là còn nguyên.
Trong trang web này em cũng viết quá nhiều các chia sẻ về tam thất rừng, bác nào lười lục ở phần tin tức sức khỏe thì cứ inbox em qua facebook, zalo em gửi cho.
Giá bán củ tam thất rừng hiện nay
Giá bán tam thất rừng khá đa dạng, phụ thuộc vào mấy yếu tố chính:
- Độ tuổi
- Cân nặng
- Hình dáng
Mỗi năm củ tam thất rừng sẽ ra thêm một mắt (đốt). Khi nhổ lên đếm mắt tính tiền. Càng lâu năm càng quý.
Về cân nặng, không cứ nhất thiết lâu năm thì sẽ nặng. Tất nhiên là nếu ở nơi đất tốt, cây sinh trưởng khỏe mạnh thì củ sẽ to. Do đó cân nặng là yếu tố cộng thêm vào giá
Hình dáng: như chúng ta đã biết, các thầy, các quý ông mà hốt được cây tam thất rừng quý thì sẽ đem rửa sạch và kiếm bình rượu ngon mà bốc cả vào. Do đó hình dáng cũng là một điểm cộng vào giá bán. Có những củ dài, hình dáng như rồng, như rắn, lại có củ phình to, khi lên bình được trang trí thêm bằng các loại hoa tam thất kèm vào, cực kỳ bắt mắt, sang trọng và kiếm được sự nể mặt từ bạn bè, người thân trong phút mốt.
Thành phần quý hiếm trong tam thất rừng
Đoạn này hay à nha, em vốn định nhờ ChatGPT nó liệt kê hộ mà nó cũng hẹo không biết gì về tam thất rừng:
Vậy em giới thiệu bổ sung tới các bác nghiên cứu của tiến sĩ Lê Thị Tâm - khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội: Đề tài tốt nghiệp: nghiên cứu tác dụng chống ngưng ngập tiểu cầu của các phân đoạn dịch chiết tam thất hoang: https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=11/86/58/&doc=118658737624528914757261979372488811786&bitsid=fd4d1121-0f49-47fd-9152-7d8013a5b001&uid=
Về cơ bản là cũng như các dòng nhân sâm khác, tam thất rừng cực kỳ trân quý với rất nhiều hợp chất giá trị cao đối với sức khỏe cũng như ngành dược. Em xin liệt kê một số Saponin đã được phân lập:
Làm thế nào để mua được tam thất rừng hàng chuẩn ?
Như em đã vắn tắt bên trên, nguồn gốc của giống quý hiếm này chỉ có ở đầu bắc dãy Hoàng Liên Sơn và bên tàu. Mà tàu thì thôi, ta bỏ qua. Do đó cách mua cũng khá đơn giản thôi:
- Quen biết, tìm hiểu người dân ở Văn Bàn, Sapa (Lào Cai). Đặt hàng trước, chờ họ có thì lấy ngay là kịp.
- Đặt qua cửa hàng tam thất Lào Cai chúng em hoặc các đầu sỉ khác (hội các mẹ buôn bán online cũng nhiều bà khét lắm, có khi lấy được thật). Lấy qua em thì em tính thêm chút công gọi là có buôn bán thôi ạ. Hotline em 0919 666 568 - Khiêm tam thất. Em chuyên nghiên cứu, phát triển, kinh doanh tất tần tật liên quan đến tam thất, ngoài tam thất ra cái gì em cũng không có.
Hồi em cũng vớ được cây con thử trồng ở Hà Nội mà mấy hôm nó ra đi luôn: