Bài thuốc trị đau dạ dày trong dân gian rất phong phú. Không chỉ có thuốc của các thầy thuốc đông y, đồng bào các dân tộc cũng có nhiều phương thuốc hay. Thuốc trị đau dạ dày theo phương pháp truyền thống thường lành tính. Nó cũng rất hiệu quả và được tin dùng bởi nhiều lý do. Các bác có thể tham khảo 10 bài thuốc hay trị đau dạ dày dưới đây để có thể dùng.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ là hai thực phẩm nổi tiếng trong dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả. Trong y học cổ truyền, nghệ vàng có công dụng chỉ huyết, chỉ thống (giảm đau), kháng viêm và tiêu thũng (chống sưng).
Đây là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày, tá tràng hay trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng nên thường được sử dụng để điều trị vết thương, nhất là các vết loét như loét dạ dày. Kết hợp mật ong và nghệ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại các cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.
Cách thực hiện
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất + nghệ rửa sạch, cạo vỏ
Pha mật ong, nghệ theo tỷ lệ 2 : 1 dùng hàng ngày, trước bữa ăn.
Kiên trì thực hiện thường xuyên, các tổn thương tại dạ dày sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Nhờ vậy, giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.
Lưu ý:
Nghệ và mật ong là 2 thực phẩm có tính nóng, nếu lạm dụng sẽ làm tăng thân nhiệt của cơ thể, nhất là với những người thể nhiệt.
Dùng gừng tươi để trị đau dạ dày
Gừng tươi có tính ấm, làm ấm tỳ vị, giúp giảm cảm giác nôn, buồn nôn và chữa đau bụng. Do vậy, từ xa xưa gừng đã được sử dụng trong các bài thuốc trị đau dạ dày, đau bụng do lạnh hay ăn phải những thực phẩm tính hàn, có vị tanh. Các hợp chất Zingerone, Shogaol và Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn đồng thời điều hòa nhu động ruột.
Cách sắc bài thuốc trị đau dạ dày với gừng: dùng 1 củ gừng tươi đem rửa sạch và thái thành từng lát mỏng .Cho gừng hãm cùng 200ml nước sôi trong 10 - 15 phút là có thể dùng được.
Nếu thấy khó uống, thêm một chút mật ong tạo vị ngọt thanh, khuấy đều và uống trực tiếp.
Một cách làm khác cũng được rất nhiều người áp dụng chính là ngậm một vài lát gừng tươi, giúp giảm đau và giảm buồn nôn.
Sử dụng tam thất mật ong chữa trị đau dạ dày
Để chữa bệnh dạ dày bằng phương pháp cổ truyền thì tam thất là một dược liệu được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bởi tam thất có tác dụng: Giảm viêm, điều trị các viêm loét dạ dày và hành tá tràng, làm giảm các cơn đau dạ dày. Tác dụng này là nhờ hoạt chất ginsenozid - có khả năng cầm máu và bổ dưỡng với cơ thể.
Một số thành phần trong tam thất như saponin, Arasaponin A, Arasaponin B, sterol,...có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm sưng viêm, tránh gây loét dạ dày.
Sự kết hợp đồng thời giữa mật ong và tam thất làm tăng hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày,...đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Để áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày từ tam thất mật ong hiệu quả, bạn cần chuẩn bị tiến hành như sau:
Rửa sạch tam thất, phơi khô và tán nhuyễn thành bột
Trộn đều bột tam thất cùng mật ong nguyên chất tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Vo thành từng viên nhỏ.
Để dùng lâu hơn, bạn nên bảo quản chúng trong lọ thủy tinh, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi thấy có triệu chứng đau dạ dày, nên dùng vài viên sẽ cải thiện rất tốt cơn đau.
Phương thuốc trị đau dạ dày từ nha đam
Nha đam (lô hội) thường được biết đến với tác dụng làm đẹp da, chế biến trong đồ uống giải nhiệt. Nhưng ít người biết đến tác dụng chữa đau dạ dày của nha đam. Theo quan niệm dân gian, nha đam có tính hàn, hiệu quả rất tốt với các chứng bệnh do nhiệt như đau dạ dày do uống rượu bia hay ăn đồ ăn cay nóng. Bài thuốc từ nha đam chữa đau dạ dày: Chuẩn bị: nha đam tươi 1 - 2 nhánh, rửa sạch và bỏ vỏ. Rửa sạch phần thịt trắng bên trong
Dùng máy xay xay nhuyễn, lọc bỏ bã và uống trực tiếp. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm một chút đường.
Nên dùng khi đói hay trước bữa ăn khoảng 20 phút để làm giảm cảm giác khó chịu hay đau rát ở vùng thượng vị.
Tham khảo thêm: những món ăn tốt cho người bị đau dạ dày
Chữa đau dạ dày từ lá mơ
Theo y học cổ truyền, lá mơ có tính mát, có công dụng hoạt huyết, giảm viêm, tiêu sưng, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Lá mơ lông được sử dụng đúng cách ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp - nguyên nhân gây đau dạ dày, giảm viêm loét tại niêm mạc.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá mơ
Bài thuốc trị đau dạ dày từ nước lá mơ
Uống nước lá mơ Chuẩn bị: lá mơ lông rửa sạch 40g. Cho nguyên liệu vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước. Lọc lấy nước cốt. Hỗn hợp này được chia thành 2 lần uống, sáng và tối.
Nếu thấy khó uống, có thể cho thêm ít đường nhưng không nên uống quá ngọt.
Bài thuốc trị đau dạ dày với lá mơ và trứng
Ăn lá mơ áp chảo trứng gà Món ăn này thường được sử dụng để chữa khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày rất hiệu quả.
Chỉ cần một nắm nhỏ lá mơ, thêm 2 quả trứng gà, một chút muối nêm nếm cho vừa miệng. Sau cùng là đem hỗn hợp này áp chảo đến khi chín vàng đều 2 mặt là được. Nên ăn món ăn này 2 lần / tuần giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày.
Tiết chế bệnh dạ dày với chè dây
Chè dây thường được tìm thấy tại các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Đây là cây thân leo mọc hoang, bộ phận dùng là thân và lá cây. 2 bộ phận này có thể dùng để nấu trà uống ở dạng tươi hay phơi khô. Theo y học hiện đại, dịch chiết từ thân cây chè dây giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dịch vị dạ dày, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP đồng thời nhanh chóng làm lành vết loét ở niêm mạc.
Cách sử dụng chè dây trị đau dạ dày
Chuẩn bị 10 - 15 gam lá và thân chè dây tươi. Thân cây thái vát thành từng lát mỏng Cho nguyên liệu nấu chung cùng 300ml nước.
Sau 10 phút, lọc lấy nước uống 2 lần/ngày. Uống liên tục 3 tuần giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày.
Tiếp đó, duy trì ngày 1 lần để đảm bảo hiệu quả được lâu dài.
Phương pháp thay thế chè dây tươi
nếu không có chè dây tươi, bạn có thể dùng chè dây phơi khô hay dùng dưới dạng túi lọc cũng khá tiện lợi.
Trị bệnh dạ dày với phương thuốc từ cam thảo
Cam thảo là vị dược liệu quý có trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh. Cam thảo có tính bình, vị ngọt, tác dụng giải độc, thông kinh mạch. Trà cam thảo dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, đau dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.
Trong y học hiện đại, cam thảo cũng được chứng minh về tác dụng giảm đau dạ dày. Các chất chống oxy hóa trong cam thảo giúp trung hòa dịch vị, làm lành vết loét và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP - vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Trà cam thảo chữa bệnh đau dạ dày được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: rễ cam thảo 1 - 2 gam rửa sạch
Cho rễ cam thảo vào hãm với 300ml nước sôi trong 10 - 15 phút Nên dùng khi trà còn ấm, uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.
]
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày ít người biết từ hạt bưởi
Bưởi là một trong những trái cây giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể. Nhiều người thường có thói quen chỉ ăn phần thịt bưởi mà bỏ qua hạt bưởi. Tuy nhiên, hạt bưởi là vị thảo dược quý trong y học cổ truyền để chữa bệnh dạ dày.
Do trong hạt bưởi có thành phần pectin - chất có khả năng làm lành các vết loét và hình thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện: cho hạt bưởi vào cốc nước nóng. Khuấy đều đến khi lớp chất nhầy của hạt bưởi tiết ra ly nước.
Sử dụng phần nước chiết này hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa dạ dày trong dân gian
Với bất kỳ phương thuốc cổ truyền điều trị bệnh nào cũng đều có ưu, nhược điểm riêng.Chữa bệnh đau dạ dày cũng vậy. Chính vì vậy, hiểu rõ về ưu - nhược điểm của các cách chữa đau dạ dày là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
1. Ưu điểm
Dược liệu trong các bài thuốc cổ truyền chữa đau dạ dày đều dễ tìm, gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Phương thuốc dân gian an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.
Tiết kiệm được chi phí điều trị.
Thường được áp dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định có phù hợp với mình hay không.
2. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc dân gian trị dạ dày
Điều trị bằng phương thuốc dân gian thường có tác dụng chậm, do vậy để đạt hiệu quả điều trị đòi hỏi người bệnh có sự kiên trì.
Phương thuốc cổ truyền chữa đau dạ dày chỉ có hỗ trợ điều trị bệnh, các triệu chứng sẽ thuyên giảm mà không điều trị tận gốc nguyên nhân đau dạ dày. Nếu không xác định đúng bệnh mà vẫn cứ điều trị bằng các bài thuốc cổ truyền thì chỉ làm mất thời gian, thậm chí làm bệnh thêm trầm trọng.