Khiêm tam thất

Tam thất là dược liệu quý, giá trị cao, có tác dụng chống lại các loại bệnh về viêm nhiễm, bầm dập, u bướu, cải thiện sức khỏe, bổ máu, ổn định tuần hoàn máu, tác động bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh. Cùng tam thất lào cai tìm hiểu chi tiết uống tam thất có tác dụng gì dưới đây:

Uống Tam Thất có tác dụng gì?

Uống Tam Thất có tác dụng gì

Sử dụng tam thất theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, tam thất được nghiên cứu kỹ lưỡng và các thành phần hóa học bên trong đã được xác định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tam thất chứa một số hoạt chất quan trọng như saponin, polysaccharide, và acid amin. Đặc biệt, saponin và polysaccharide được xem là những thành phần chính đóng vai trò trong việc cải thiện sức khỏe.

Một số hợp chất có dược tính cao được chiết xuất từ tam thất:

  • Saponin: Là một loại hợp chất có tác dụng kháng vi khuẩn và chống vi rút, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Polysaccharide: Chúng tham gia vào quá trình kích thích và điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý và bảo vệ tế bào gan.
  • Acid amin: Là các hoạt chất có khả năng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Ngoài ra, tam thất còn chứa các dưỡng chất quan trọng như axit amin, vitamin và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng của cơ thể.

Uống tam thất có tác dụng:

  • Tăng cường sức khỏe: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng tam thất có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật.
  • Giảm đau và kiểm soát máu: Saponin trong tam thất có khả năng làm giảm đau và kiểm soát máu, đặc biệt là trong trường hợp chảy máu và bầm tím.
  • Hỗ trợ tim mạch: Polysaccharide và acid amin có thể giúp bảo vệ tim mạch và hệ thống tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Chống lão hóa: Các dưỡng chất trong tam thất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh.

Tác dụng của tam thất trong đông y

Tác dụng của tam thất trong đông y

Trong y học cổ truyền, tam thất được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh:

  • Giảm trị chứng suy nhược cơ thể
  • Tam thất chữa đau dạ dày
  • Củ tam thất chữa trào ngược dạ dày
  • Trị ho ra máu, tiểu tiện ra máu: rễ tam thất 10 gam, hoa đá 12 gam. 2 nguyên liệu này tán thành bột, pha với nước ấm. Uống 2 lần / ngày.
  • Xuất huyết đại tràng: Sử dụng rễ tam thất ngâm rượu gạo 20oC, dùng 2 lần / ngày. Sử dụng đến khi các triệu chứng khỏi hẳn (thường dùng trong 3 ngày là có hiệu quả).
  • Trị đau bụng kinh: Mỗi lần dùng 30 gam rễ tam thất. Kiên trì dùng trong 30 ngày.
  • Bài thuốc trị huyết hư, thiếu máu: Cách dùng đơn giản nhất là đem rễ tán thành bột sau đó hoà 12g bột trên với nước ấm để uống.
  • Trị vết thương ở da: Thêm một chút giấm vào bột điều chế từ rễ hoặc củ tam thất, thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Hay nếu sử dụng tam thất sống, đem nghiền nhỏ và đắp lên vết thương.
  • phụ nữ sau sinh ra nhiều máu: Hấp cách thủy 12 gam rễ tam thất, ăn hàng ngày.
  • trị viêm loét dạ dày: 12 g rễ tam thất, mai mực 3 gam, bạch cập 9 gam. Sắc uống hàng ngày, 2 - 3 lần / ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 15 - 30 ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Cầm máu do chấn thương, tai nạn: Dùng trực tiếp bột tam thất rắc lên vết thương giúp cầm máu đồng thời vết thương lành nhanh hơn.
  • Trị các vết bầm tím do tụ máu: Dùng 2 - 3 gam bột tam thất hòa cùng nước ấm. Dùng 3 lần / ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt. Bài thuốc này có thể trị bầm tím ngay cả ở trên mắt.
  • Hỗ trợ điều trị chứng thấp tim: Dùng 1 gam / lần × 3 lần / ngày. Hòa cùng nước ấm để uống trong 30 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị bạch cầu cấp và mạn tính: Bài thuốc kết hợp các vị dược liệu tam thất 6 gam, đương quy 15 - 30 gam, hồng hoa 8 - 10 gam, xích thược 15 - 30 gam, xuyên khung 15 - 30 gam. Sắc lấy nước uống..
  • Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành là nguyên nhân chính gây đau thắt ngực.
    Dùng 20 gam tam thất hoang nấu nước uống. Một cách chế biến khác cũng được nhiều người áp dụng là nấu cháo tam thất, có thể kết hợp với đan sâm với khối lượng bằng nhau.
  • Phòng ngừa bệnh ung thư: Có thể ăn trực tiếp tam thất hoang, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn tùy sở thích. Vị thuốc có thể ăn sống hoặc ăn chín đều được. 
  • trị các bệnh về máu: Sử dụng 20 gam bột tam thất hòa với nước ấm để sử dụng. Bài thuốc này có tác dụng tốt trong việc chữa chứng thổ huyết, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam.
  • cải thiện trí nhớ: Tam thất rừng kết hợp với Linh Chi đun nước uống.
  • trị rối loạn kinh nguyệt: Bột tam thất hòa cùng nước ấm. Dùng 5 gam / lần × 1 lần / ngày. Bài thuốc này cũng làm giảm triệu chứng đau bụng trước chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt: Sử dụng đồng thời tam thất hoang và cúc hoa, kỳ tử.
  • trị chứng nôn ra máu: Chuẩn bị 1 con gà nhỏ + 5 gam bột tam thất + 200ml nước ngó sen + 15ml rượu. Hầm cách thủy.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày: Sử dụng đồng thời hỗn hợp tam thất ngâm mật ong hay 3 - 5 gam bột tam thất hòa cùng nước ấm.
  • cho người bị chóng mặt do thiếu máu: Chuẩn bị 1 con chim bồ câu hầm cách thủy cùng 3 gam tam thất.
  • nâng cao thể trạng cho phụ nữ :Bài thuốc này dùng cho người sức khỏe yếu, xanh xao, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nó cũng được áp dụng cho người hay chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. Chuẩn bị các vị dược liệu: tam thất 4g, ngũ linh chi 4g, một dược 4g, đương quy 8g. Thêm vào đó là xuyên khung 8g, đơn bì 8g, đam sâm 8g, ô tắc cốt 12g và ngải điệp 12g. Sắc uống hàng ngày, dùng trong khoảng 1 tháng.
  • chữa suy nhược cho người già: Các nguyên liệu cần có tam thất 12g, hương phụ 12g, kê huyết đằng 20g, sâm bố chính 40g và ích mẫu 40g. Tán thành bột nhỏ và trộn đều với nhau.
    Mỗi lần sử dụng 30 gam để sắc nước uống.
  • Đối với người thiếu máu hoặc muốn đào thải sản dịch nhanh sau sinh: Uống 8g mỗi ngày kết hợp với các loại thức ăn như gà ác, chim câu, chân giò để ăn. Sử dụng 3-4 lần mỗi ngày.
  • Điều trị sưng ở nội tạng và chảy máu: Dùng từ 5-10g bột tam thất mỗi ngày, kéo dài trong nhiều ngày nếu cần.
  • Dùng cho người suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh: Kết hợp các dược liệu như ích mẫu, bố chính, hương phụ, kê huyết đằng và uống mỗi ngày theo liều lượng phù hợp.
  • Chữa viêm gan thể cấp tính nặng: Sắc uống theo liều lượng được chỉ định của bác sĩ, thường kết hợp với các dược liệu khác như hoàng bá, nhân trần, thiên môn, huyền sâm và mạch môn.
  • Dùng cho người bị viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu: Sắc uống theo liều lượng phù hợp với các dược liệu như cỏ nhọ nồi, lá tre, kim ngân hoa, cảm thảo đất, sinh địa và mộc hương.
  • Chữa rong huyết do huyết ứ: Sắc uống theo liều lượng được chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các dược liệu khác như long cốt, ngải diệp, ô tặc cốt và xuyên khung.

Cách sử dụng tam thất

Cách sử dụng tam thất

Tam thất có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các cách sử dụng phổ biến:

1. Phơi khô tán bột uống với nước ấm hoặc ngâm với mật ong

Chuẩn bị: Lấy một lượng tam thất tươi, rửa sạch và phơi khô. Sau đó, xay tam thất thành bột.

Hướng dẫn sử dụng: Pha 1-2 muỗng bột tam thất với nước ấm hoặc ngâm trong mật ong và uống.

2. Dùng tam thất tươi

Chuẩn bị: Chuẩn bị tam thất tươi, rửa sạch và giã nát.

Hướng dẫn sử dụng: Đắp lên tổn thương hoặc vùng da bị tổn thương để giúp làm lành và giảm đau.

3. Dùng sống

tam thất xắt lát hầm gà

Chuẩn bị: Củ tam thất tươi rửa sạch, xắt lát

Hướng dẫn sử dụng: 

Cách 1: Ăn sống 1-2 lát tam thất mỗi ngày sau bữa ăn sáng và tối.

Cách 2: Xay sinh tố, cho thêm mật ong và nước sôi để nguội uống hàng ngày

Cách 3: Dùng lát tam thất tươi đắp mặt, đắp lên các vết sẹo

Đối tượng nên sử dụng củ tam thất

Tam thất có thể hỗ trợ cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:

  • Người có các vấn đề về tim mạch, máu, và hệ miễn dịch.
  • Phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy và suy nhược cơ thể.
  • Người bị thiếu máu, tai biến, và đặc biệt là người lớn tuổi.

Lưu ý khi sử dụng bột củ tam thất

Khi sử dụng bột củ tam thất, cần lưu ý:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc khác.
  • Hạn chế sử dụng vào buổi tối để tránh tình trạng khó ngủ.
  • Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai.

Xem thêm: ai không nên uống tam thất

Tam thất giá bao nhiêu

Giá bột tam thất trên thị trường dao động từ 950.000đ/kg đến 2.100.000đ/kg tùy vào chất lượng.

Giá nụ tam thất bao tử khoảng 1.150.000đ/kg

Xem chi tiết: bảng giá tam thất

Mua tam thất ở đâu ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng online, các sàn thương mại điện tử như shoppee, lazada… hoặc các chợ đầu mối, chợ dân sinh bày bán tam thất bắc. Tuy nhiên để tìm kiếm được tam thất chất lượng cao, uy tín về nguồn gốc, quý khách cần kiểm tra rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng trước khi mua. Ngoài ra quý khách có thể gọi 0919 666 568 để được tư vấn miễn phí.

Thông tin tham khảo hướng dẫn mua tam thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *