Dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian được rất nhiều người truyền tai nhau rằng thực sự hiệu quả, không có tác dụng phụ lại dễ dàng thực hiện. Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về củ tam thất
Củ tam thất có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng,trong dân gian còn được gọi là củ tam sam thất, kim bát hoàng, thổ sâm.. Loại thảo dược này thường mọc nhiều ở khu vực các vùng núi cao như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu,.. và được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ xưa đến nay.
Dân gian dùng cả củ, hoa và nụ để làm thuốc, tuy nhiên phần củ thường được sử dụng phổ biến nhất. Củ tam thất có kích thước khá nhỏ, bề ngoài xù xì, thường được thu hoạch trước khi cây ra hoa, sau đó đem rửa sạch, phơi hoặc đem sấy khô để có thể bảo quản lâu dài làm thuốc.
Trong Đông y, tam thất là dược liệu có vị ngọt, hơi đắt, nhẫn, tính ôn, quy vào 2 kinh Can, Vị. Loại thảo dược này có đặc tính nổi bật như định thống (giảm đau), chỉ huyết (cầm máu), tán ứ (tiêu ứ trệ).. Do đó dân gian thường dùng cho các trường hợp như giảm đau, chống viêm..thổ huyết (nôn ói ra máu), khái huyết (ho ra máu), nục huyết (chảy máu cam)..
Bên cạnh đó, trong y học hiện đại, củ tam thất cũng được ứng dụng trong điều chế rất nhiều loại thuốc chữa bệnh bởi có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là Saponin (có khả năng kháng nấm, vi khuẩn, virus), Axit Oleanolic (chống lão hóa, bảo vệ tế bào gan, phòng chống ung thư), đường khử (có thể tạo vị ngọt, tốt cho người tiểu đường), Prolin ( làm lành tổn thương ở da và niêm mạc ruột), Histidin ( giảm tiết dịch vị)… Do đó, củ tam thất thường được dùng để chữa trào ngược dạ dày, hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, chậm quá trình lão hóa, kiểm soát huyết áp, nhịp tim, cầm máu, giảm đau viêm, làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư.
Có nên dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày?
Dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian được rất nhiều người truyền miệng bởi có độ an toàn cao, chi phí thấp, dễ dàng thực hiện và hầu như không gây tác dụng phụ. Đặc trưng của chứng bệnh này là thường ợ hơi, ợ chua, đau rát ở thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên đau quặn bụng làm giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống mỗi ngày.
Trong củ tam thất chứa các thành phần giúp giảm đầy bụng, đau rát thượng vị, làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày
Trên thực tế, không chỉ trong Đông y và y học hiện đại cũng đưa dược liệu này vào điều chế các loại thuốc dành cho những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày. Cụ thể, củ tam thất có khả năng chữa trào ngược dạ dày nhờ những tính chất sau:
- Hàm lượng canxi, sắt, saponin giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện quá trình trao đổi chất hằng ngày
- saponin giúp kháng viêm, kháng khuẩn, nhờ đó giảm mức độ viêm loét tại niêm mạc dạ dày và thực quản do acid dịch vị gây ra
- Histidine giúp giảm tiết dịch vị, hạn chế tình trạng trào ngược sau khi ăn để tránh làm tổn thương dạ dày
- Đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét ở niêm mạc, ngăn ngừa các biến chứng khác do trào ngược dạ dày gây ra
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý khác do vi khuẩn, virus tấn công
- Cải thiện tình dạng khó tiêu, đầy bụng
- Giảm cơn đau tại vùng thượng vị, nâng cao chất lượng sức khỏe
- Phòng chống các tế bào ung thư, ngăn chặn các biến chứng do bị trào ngược lâu ngày gây ra
Đây đều là những lợi ích đã được cả Y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện nếu đang có ý định dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày.
4 Bài thuốc dùng tam thất chữa trào ngược dạ dày đơn giản
Dân gian ưa dùng củ tam thất bởi cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp. Người bệnh có thể dùng vị thuốc này làm món ăn, làm nước uống hay kết hợp với các thảo dược khác để đẩy nhanh quá trình chữa trào ngược dạ dày. Tham khảo ngay các bài thuốc dưới đây
Bài thuốc kết hợp bột tam thất và mật ong rất đơn giản nên được nhiều người sử dụng
Bài thuốc từ củ tam thất và nghệ:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm bột củ tam thất, tinh bột nghệ cùng mật ong nguyên chất
- Đun sôi bột tam thất với nước cho tan hoàn toàn, sau đó cho thêm tinh bột nghệ và mật ong khuấy đều
- Sử dụng 1 lần mỗi ngày
Bài thuốc từ củ tam thất và mật ong:
- Chuẩn bị bột củ tam thất và mật ong nguyên chất
- Cho trực tiếp bột tam thất hòa cùng mật ong nguyên chất, bảo quản trong hũ thủy tinh dùng hằng ngày. Bạn cũng có thể vo viên hỗn hợp này để dễ dàng sử dụng.
- Dùng trước khi ăn để giảm các triệu chứng trào ngược.
Bài thuốc từ củ tam thất và các thảo dược tự nhiên khác:
- Chuẩn bị các thảo dược gồm củ tam thất, lục phàn, dạ cẩm, tinh bột nghệ, mộc lan, lược vàng, thiên ngóc, linh truật, mật ong rừng nguyên chất, hoàng kỳ, phục linh, long do, gừng
- Cho tất cả các dược liệu vào ấm sắc, uống ngày 1 lần
Món ăn từ củ tam thất chữa trào ngược dạ dày:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 củ tam thất, 500g sườn lợn, 200g gạo nếp
- Củ tam thất rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái lát. Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, trụng sơ qua với nước sôi để loại bỏ tạp chất bên ngoài. Gạo nếp vo sạch.
- Hầm xương với nước cho chín nhừ, sau đó thêm gạo và củ tam thất vào tiếp tục ninh thành cháo
- Nên ăn 3 lần/ tuần, liên tục trong 1 tháng để cải thiện các vấn đề về dạ dày
Một số lưu ý khi dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày
Trên thực tế, dù đã được y học hiện đại chứng minh củ tam thất có các thành phần tốt cho dạ dày và cơ thể nhưng chưa có một thông tin nào có thể khẳng định dược liệu này có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng trào ngược dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thảo dược này như một bài thuốc hỗ trợ cải thiện, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào củ tam thất mà nên sớm thăm khám để hiểu chính xác tình trạng bản thân và có phác đồ điều trị riêng biệt.
Chỉ nên dùng củ tam thất như một bài thuốc hỗ trợ, không nên lạm dụng quá mức
Một số lưu ý khác khi dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày mà bạn cũng cần lưu ý
- Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai, nữ giới bị rong kinh
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, có tiền sử chảy máu nặng, người mắc các bệnh lý rối loạn đông máu, người đang tiêu chảy hay đang bị cảm lạnh không nên dùng củ tam thất
- Người có sức khỏe yếu, người già, người có cơ địa nhạy cảm nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
- Không kết hợp củ tam thất với các loại trà, đặc biệt các loại có mùi hương mạnh
- Không lạm dụng quá 9g mỗi ngày vì có thể gây ra những phản ứng không mong muốn
- Không kết hợp đồng thời với các loại thuốc điều trị bệnh lý khác vì có thể gây ra tác dụng phụ, giảm hiệu quả như mong đợi
- Nên kết hợp sử dụng củ tam thất với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình chữa trào ngược dạ dày hiệu quả và nhanh chóng hơn
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp băn khoăn có nên dùng củ tam thất chữa trào ngược dạ dày hay không, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nói chung, đây là một bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của trào ngược. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt hơn, bạn vẫn nên di chuyển đến các bệnh viện có chuyên môn để khám và lên phương án điều trị thích hợp nhất với từng người.
Tham khảo ngay:
- Cách chữa u xơ tử cung bằng tam thất – những điều cần lưu ý
- Tác dụng phòng vệ chống oxi hóa của tam thất