Uống thuốc có lẽ là cách tốt nhất để điều trị đau dạ dày. Y học ngày nay bao gồm cả y học dân gian có nhiều phương thuốc hữu hiệu cho bệnh này. Bên cạnh các thuốc điều trị, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh giúp nhanh chóng đẩy lùi cơn đau. Những món ăn hỗ trợ điều trị đau dạ dày dưới đây không chỉ là thực phẩm mà còn được ví như thuốc phụ trợ:
Cháo tam thất - món ngon hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Cháo tam thất là món ăn loãng, dễ nuốt, mềm, dễ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày do đó rất tốt cho người bệnh đau dạ dày. Tam thất là vị thảo dược quý, được ứng dụng rất nhiều để chữa bệnh, trong đó có đau dạ dày.
Tam thất có tác dụng bổ huyết, cầm máu, chống viêm, giảm đau, tiêu sưng,...do đó được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày. Tác dụng của tam thất đối với bệnh đau dạ dày cũng được y học hiện đại công nhận và chứng minh. Trong tam thất có chứa khoáng chất như Ca, Fe,...và 2 hoạt chất thuộc nhóm Saponin là Arasaponin A, Arasaponin B giúp trung hòa acid dịch vị, giảm viêm và nhanh chóng làm lành các vết loét.
Hơn nữa, tam thất giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, do vậy bệnh nhân có thể yên tâm khi sử dụng tam thất điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa nói chung hay bệnh dạ dày nói riêng.
Bạn có thể chế biến tam thất thành món cháo tam thất thơm ngon và bổ dưỡng theo cách làm sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện
Tam thất: 3 củ
Gạo nếp: 200 gam
Xương ống lợn: 500 gam
Rửa sạch tam thất, ngâm đến khi mềm Nghiền nhỏ hay dùng dao thái thành từng lát mỏng Nguyên liệu vừa chuẩn bị cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Xương ống lợn giúp tăng vị ngọt, ngon cho món cháo tam thất. Nấu đến khi cháo nhừ.
Để món ăn hỗ trợ điều trị đau dạ dày này phát huy tác dụng tốt nhất, khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng.
Cách dùng:
Cháo nên ăn lúc ấm nóng, có thể ăn thay cơm.
Một tuần nên ăn 3 lần, dùng liên tục trong 1 tháng sẽ đẩy lùi các triệu chứng đau dạ dày. Ngoài cháo tam thất, bạn có thể chế biến dược liệu quý này thành một số món ăn khác như sườn lợn nấu tam thất, gà tần tam thất bắc hay tam thất hầm mật ong,...cũng hỗ trợ rất tốt cho những người bị đau dạ dày.
Tham khảo thêm: tam thất chữa bệnh đau dạ dày
Thịt lợn hầm nấm món ngon hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Đây là một trong những món ăn ngon, dễ chế biến và tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, thịt nạc hầm nấm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong Y học hiện đại, món ăn này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có nhiều hoạt chất chống viêm rất tốt cho bệnh nhân dạ dày.
Một số thành phần có thể kể đến như vitamin, chất xơ, protein, canxi,...giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Những nguyên liệu dưới đây rất dễ tìm tại các chợ truyền thống
Nấm rơm/ nấm hương: 100 gam
Thịt lợn nạc: 100 gam
Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
Thịt lợn rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn Ướp cùng một số gia vị Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ gốc Thêm dầu ăn và tỏi vào chảo, đảo đều đến khi thơm. Cho thịt vào, đảo đều. Khi thấy thịt săn lại thì thêm 500ml nước + nấm vào cùng. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun trong 10 phút. Tắt bếp. Mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần món thịt lợn hầm nấm giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Gà nấu Tử Lương Khương
Trong Đông y, gà nấu Tử Lương Khương là món ăn được khuyên dùng cho những người đau dạ dày, thường buồn nôn, chán ăn, ăn uống khó tiêu,... Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,...đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị đau dạ dày, bồi bổ cơ thể.
Đây là món ăn độc đáo kết hợp từ vị ngọt thanh của gà và vị thuốc đông y được lưu truyền trong dân gian.
Chuẩn bị nguyên liệu
Gà trống đã làm sạch: 1 con
Tử lương khương: 6 gam
Trần bì: 3 gam Hạt tiêu
Gia vị thông thường
Với vị lương khương có thể bạn sẽ hơi khó tìm tại siêu thị hay chợ thông thường, bạn có thể đặt mua online hoặc các cửa hàng thuốc bắc
Cách nấu món gà tử lương khương
Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước Hầm kỹ với lửa nhỏ đến khi gà chín mềm Thêm gia vị vừa với khẩu vị Món ăn này nên ăn khi còn ấm nóng, ăn 2 lần / tuần. Ăn nóng có tác dụng điều trị đau dạ dày tốt nhất.
Sườn hầm đu đủ tốt cho người bệnh đau dạ dày
Sườn hầm đu đủ không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn làm cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày hay bệnh về đường tiêu hóa.
Nguyên liệu
Đu đủ: 1 quả
Sườn: 200 gam
Lạc: 150 gam
Táo tàu: 9 quả
Gia vị thông thường
Lưu ý đu đủ xanh hoặc hơi bắt đầu quá trình chín. Quả chín không dùng được cho món ăn trên
Cách nấu sườn hầm đu đủ hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Sườn rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn Đu đủ gọt vỏ, thái từng miếng Lạc ngâm trong 30 phút với nước
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun lửa to.
Nước sôi, bật nhỏ bếp và đun trong 1 - 2 tiếng Nêm nếm gia vị đến khi vừa ăn. Tắt bếp, Ăn khi canh còn nóng đem lại hiệu quả cao.
Lươn nấu đẳng sâm giàu dinh dưỡng, giảm đau dạ dày
Món ăn này giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự tiết acid dạ dày. Sử dụng thường xuyên giúp làm dịu cơn đau hiệu quả, giảm đầy bụng, tăng cảm giác ngon miệng. Đây là món ăn hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Đẳng sâm: 15 gam
Vỏ quýt: 15 gam Gừng tươi: 1 củ
Táo tàu đỏ: 5 củ 1 con lươn to
Cách nấu lươn đẳng sâm
Lươn được rửa sạch nhớt, bỏ ruột, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn Rửa sạch đẳng sâm, vỏ quýt rửa qua với nước, táo tàu bỏ hạt, cắt nhỏ Các nguyên liệu trên cho vào nồi, nêm nếm gia vị cùng với lượng nước vừa đủ (khoảng 1,5 lít). Ninh trong 1 giờ. Để nguội, chia thành 2 - 3 lần và dùng chung với cơm. Nên ăn trong ngày. Món ăn này người bệnh có thể dùng 2 lần / tuần.
Gà kho gừng làm nhanh lành vết thương trong dạ dày
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp Việt Nam mà còn được sử dụng để giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là điều trị đau dạ dày do viêm loét. Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng giảm viêm, tiêu thũng, làm ấm cơ thể đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Còn trong y học hiện đại, gừng chứa tinh dầu và các chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trong dạ dày.
Hướng dẫn làm món gà kho gừng điều trị đau dạ dày
Chuẩn bị nguyên liệu
Gà được làm sạch
Gừng: 2 nhánh Gia vị vừa đủ
Gà kho gừng có lẽ là món ăn hỗ trợ điều trị dạ dày có nguyên liệu dễ tìm nhất.
Cách thực hiện
Gọt vỏ gừng, rửa sạch và cắt lát.
Chặt gà thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng gia vị trong 15 phút. Cho gà vào nồi, đảo đều cùng chút nước. Đến khi thấy có mùi thơm thì thêm gừng. Thêm nước vừa đủ và đun đến khi nước sền sệt lại. Tắt bếp Không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất "tốn cơm", nó còn giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt.
Chú ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng gừng.
Cá hồi áp chảo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, trong đó có vitamin nhóm B, D cùng một số khoáng chất như protein, kali, sắt,...giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cá hồi phi lê: 300 gam
Chanh tươi
Bơ thực vật Gia vị thông thường
Hiện nay giống cá hồi sapa có vị ngọt tự nhiên được bày bán rất nhiều trên thị trường. Món ăn này có thể là một sự lựa chon tốt cho những người có ít thời gian.
Cách thực hiện
Cá hồi rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn Ướp cá cùng các gia vị 15 phút Vắt lấy nước cốt chanh Bơ đun nóng, cho cá vào chảo
Thêm nước cốt chanh Khi thấy cá chín, nước sền sệt thì tắt bếp. Như vậy, bạn đã có món cá hồi áp chảo thơm ngon, hấp dẫn ăn cùng cơm trắng đồng thời giúp giảm đau , điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị đau dạ dày, bạn cần lưu ý gì?
Một số điều lưu ý sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau dạ dày và tận dụng được tối đa tác dụng của những món ăn, bao gồm: Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên bỏ bữa. Không nên để cơ thể quá đói hay ăn quá no sẽ khiến acid dạ dày tăng cao, gây nên những cơn đau.
Tốt nhất là chia nhỏ khẩu phần ăn: 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay ăn đồ ăn quá cứng dẫn đến khó tiêu hóa. Không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích hay chứa cồn như rượu, bia,...tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Tránh căng thẳng, stress,...
Nhận biết chứng đau dạ dày
Đau âm ỉ vùng thượng vị
Chướng bụng, đầy hơi
Nôn, buồn nôn, ợ chua
Những triệu chứng này sẽ tăng lên nếu bệnh nhân thường xuyên bỏ bữa hay lạm dụng các chất kích thích. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều các thức ăn gây hại đến dạ dày cũng sẽ khiến bộ phận này làm việc "quá tải", bệnh diễn biến nặng hơn.
Theo các bác sĩ đông y, những người có chế độ ăn uống không khoa học có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, chế độ ăn uống cùng một số món ngon bổ dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị đau dạ dày. Chúng giúp làm lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày.
Để tìm hiểu thêm về cách trị bệnh theo phương pháp truyền thống, bạn có thể tham khảo tại mục tin tức sức khỏe của website tam thất bắc.
Theo dõi kênh Facebook của cửa hàng tam thất bắc để cập nhật cộng đồng sức khỏe.