Sử dụng các loại thảo dược trị nám là một trong những phương pháp điều trị nám được nhiều người lựa chọn vì nguyên liệu quen thuộc và lành tính. Dưới đây là danh sách 10 loại thảo dược trị nám vô cùng dễ tìm mà chị em bị nám có thể áp dụng tại nhà.
Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố da lành tính, do sự tăng sinh quá mức của tế bào Melanin với biểu hiện là sự xuất hiện các mảng hoặc đốm da sẫm màu ở da mặt (cằm, trán, mũi, gò má) hoặc ở cổ, tay, chân. Phụ nữ có tỉ lệ bị nám da cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 30, mang thai, sau khi sinh hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
1. Lá tía tô giúp trị nám
Không chỉ được biết đến là một vị thuốc dân gian chữa cảm, ho…lá tía tô còn có công dụng làm đẹp da và loại bỏ thâm nám. Đó là nhờ loại nguyên liệu này rất giàu vitamin A, C, E và có hàm lượng tinh dầu lớn giúp kích thích quá trình tái tạo da và làm mờ vết sạm nám hiệu quả.
Cách trị nám bằng lá tía tô:
- Rửa lá tía tô sạch và xay nhuyễn.
- Bôi vùng da bị nám khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả trị nám da, chị em có thể kết hợp lá tía tô và mật ong và dùng để đắp mặt nạ đều đặn 2 - 3 lần/tuần.
2. Nha đam - Thảo dược trị nám quen thuộc
Từ xa xưa, nha đam đã được xem như là một thần dược dưỡng da và trị nám bởi đây là nguồn dồi dào các nhóm vitamin như A, C, E và các khoáng chất như kẽm, natri…
Cách trị nám da bằng nha đam:
- Lấy lá nham đam tươi rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài và lấy phần gel thịt bên trong.
- Đem phần thịt nha đam xay nhuyễn và đắp lên phần da bị nám trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lại với nước.
Nha đam giàu các nhóm vitamin và khoáng chất giúp xóa mờ thâm nám và cải thiện làn da xỉn màu
3. Dùng lá trầu không trị nám tàn nhang
Lá trầu không là loại thảo dược trị nám khá quen thuộc với nhiều người. Trong lá trầu không có nhiều muối khoáng và các dưỡng chất giúp ngăn chặn sự hình thành của melanin và thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào da mới, giúp da luôn căng mịn và loại bỏ các đốm nám, tàn nhang “cứng đầu”.
Cách trị nám bằng lá trầu không:
- Rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng.
- Xay hoặc giã nhuyễn lá trầu không rồi đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 15 - 20 phút.
- Rửa sạch lại với nước.
Thực hiện theo công thức này 2 - 3 lần để nhanh chóng sở hữu làn da trắng sáng và mềm mịn hơn.
4. Rau diếp cá trị nám, cải thiện da xỉn màu
Nếu bạn đang tìm liệu một loại thảo dược trị nám lành tính thì chắc chắn không thể bỏ qua rau diếp cá. Với thành phần gồm các nhóm vitamin B2, B6, C, K cùng acid folic, photpho…rau diếp cá có khả năng ức chế quá trình tổng hợp Melanin và cải thiện làn da xỉn màu nhanh chóng.
Cách trị nám sạm da bằng rau diếp cá:
- Rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn cùng một ít phần gel thịt nha đam.
- Cho một ít cám gạo nguyên chất vào hỗn hợp rau diếp cá và nha đam xay nhuyễn, trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau và tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị nám trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Với hàm lượng dưỡng chất cao, rau diếp cá sẽ giúp làm mờ các đốm sạm nám trên da
5. Lá bạc hà
Flavonoid có trong lá bạc hà là một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chăm sóc da mặt bị nám. Đây còn là hoạt chất được sử dụng phổ biến trong nhiều loại dược mỹ phẩm chống lão hóa.
Cách chăm sóc làn da bị nám bằng lá bạc hà:
- Rửa sạch lá bạc hà và xay nhuyễn cùng 10ml nước lọc.
- Lọc lấy nước rồi thoa lên vùng da bị nám khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
- Kiên trì thực hiện 3 lần/tuần đến khi vết nám mờ dần.
6. Ngải cứu
Các hoạt chất trong cây ngải cứu có công dụng nuôi dưỡng và tái tạo da khá tốt. Vì vậy, đây cũng là loại thảo dược trị nám mà bạn có thể sử dụng mỗi tuần để cải thiện vẻ đẹp làn da.
Cách trị nám bằng cây ngải cứu:
- Xay nhuyễn lá ngải cứu tươi hoặc khô.
- Lọc lấy nước rồi thoa lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lại với nước.
7. Mặt nạ tinh bột nghệ
Là nguyên liệu giàu các chất chống oxy hóa, tinh bột nghệ mang lại nhiều công dụng làm đẹp tuyệt vời như trị mụn, dưỡng da và làm mờ thâm nám, tàn nhang hiệu quả.
Cách trị nám bằng tinh bột nghệ:
- Lấy một thìa tinh bột nghệ trộn với nước chanh tươi, khuấy đều để tạo hỗn hợp sền sệt.
- Bôi đều hỗn hợp này lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lại với nước.
Tinh bột nghệ giúp làm mờ thâm nám hiệu quả
8. Lá chùm ngây
Chùm ngây là một vị thuốc quý, chữa nhiều bệnh về sức khỏe. Bên cạnh đó, với giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn có nhiều công dụng trong chăm sóc sắc đẹp cho chị em mà điển hình là trị nám da.
Hàm lượng vitamin A, C và E có trong lá chùm ngây cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ. Đặc biệt, loại thảo dược này còn có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và cải thiện sắc tố da.
Cách trị nám, tàn nhang bằng lá chùm ngây:
- Lá chùm ngây tươi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó đắp lên vùng da bị nám.
- Nằm thư giãn khoảng 25 phút thì rửa sạch lại với nước.
9. Trị nám bằng rau má
Loại thảo dược trị nám tiếp theo chính là rau má. Với thành phần dồi dào Hydrocotylin, Glycosid Asiaticoside và Centelloside, rau má giúp tái tạo mô nhanh chóng cũng như ngăn chặn quá trình lão hóa của da. Không chỉ vậy, rau má còn là thực phẩm giúp thanh nhiệt và giải độc vô cùng hiệu quả.
Cách xóa mờ nám da bằng rau má:
- Rửa sạch rau má.
- Thái nhỏ rồi xay nhuyễn rau má với 10 - 15ml nước.
- Lọc lấy nước để uống, phần bã đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch da lại bằng nước ấm.
Nếu bạn đang muốn điều trị nám bằng thảo dược thì chắc chắn không thể bỏ qua rau má
10. Rau ngót
Rau ngót là thực phẩm có hàm lượng vitamin C khá cao cùng các khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ kích thích sản sinh Collagen, duy trì làn da căng mịn và ngăn ngừa nám da rất tốt.
Cách trị nám bằng rau ngót:
- Rau ngót rửa sạch, gừng cạo sạch vỏ đem đi xay nhuyễn.
- Sau đó, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
Trên đây là TOP 10 loại thảo dược trị nám lành tính, có sẵn tại nhà bạn. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên điều trị nám bằng thảo dược mang đến sự an toàn cao khi sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả trị nám lại khá chậm, các dưỡng chất trong mặt nạ trị nám tự làm này chỉ phát huy một chút tác dụng với loại nám thượng bì (nám nông) mới xuất hiện. Đối với các loại nám sâu lâu năm do tế bào hắc sắc tố di chuyển xuống lớp bì thì các loại mặt nạ sẽ không hiệu quả. Vì vậy, song song với đắp mặt nạ thảo dược trị nám, chị em nên kết hợp giải pháp điều trị nám từ bên trong với cơ chế tác động trực tiếp vào tế bào sản xuất ra Melanin - yếu tố gây sạm nám da.