Khiêm tam thất

Tam thất nam là một loại cây mọc tự nhiên khá nhiều ở các sườn đồi tại khu vực phía Bắc của Việt Nam có tác dụng Hỗ trợ điều trị phong thấp đau nhức xương khớp, phục hồi sau khi bị chấn thương, Hỗ trợ chữa chảy máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt ra nhiều, chữa độc rắn hoặc côn trùng cắn, điều trị chậm kinh, kinh ra lởn vởn không được tươi, chữa chứng kém ăn, kém tiêu, nôn mửa, chữa kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh dài ngắn không đều, loạn kỳ kinh

Tam thất nam là gì?

Cây tam thất nam hay còn có các tên gọi khác như: Khương tam thất, Tam thất gừng, Ngải năm ông, cây thuộc họ gừng. Tên khoa học của cây tam thất nam đó là Stahlianthus thorelii. Cây có tên tiếng anh là Zingiber ginseng. Cái tên Tam thất nam bởi vì cây được trồng ở Việt Nam. Cây tam thất nam chủ yếu mọc hoang tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam. Hiện nay cây được trồng phổ biến tại Hòa Bình và Lào Cai để làm dược liệu.

tam thất nam

Đặc điểm của cây tam thất nam

Cây tam thất nam không có thân, lá to, mọc thành từng tàu. Mỗi cây tam thất nam có từ 3-7 tàu, không răng cưa. Chóp lá nhọn, phiến lá thuôn dài, có màu lục, màu lục pha nâu hoặc nâu tím. Mép lá nguyên, lượn sóng, cuống dài.

Hoa tam thất nam thuộc dạng hoa lưỡng tính, có màu tím. Hoa thường mọc trên lá thành từng cụm ở gốc. Cuống hoa có chiều dài 5-8cm, phía cuối có lá bắc hình ống bao hoa. Mỗi cụm có từ 4-5 hoa, tràng hoa có màu trắng, bầu nhẫn, họng vàng và chia thành 3 ô. Cây tam thất nam không có quả.

Củ tam thất nam hơi tròn, nhẵn, cứng (còn đối với củ tam thất bắc thì sần sùi, nhiều nhánh và có dược tính cao hơn tam thất nam). Vỏ củ tam thất nam có màu trắng vàng. Ở bên trong có màu trắng ngà, lớp thịt gần vỏ có vằn ngang màu đen. Củ tam thất nam có tính ấm, vị hơi đắng, cay nóng (mùi giống như củ gừng).

cây tam thất nam

Cây tam thất nam

 

Tam thất nam có tốt không?

Mặc dù là một loại mọc hoang và có dược tính không cao bằng củ tam thất bắc. Nhưng tác dụng của tam thất nam cũng khá tốt. Củ tam thất nam mang lại công dụng hồi phục sức khỏe, có thể sử dụng bổ trợ cho những người đang trong quá trình điều trị và phù hợp dùng với nhiều lứa tuổi.

Tam thất nam có tác dụng gì?

10 công dụng của cây tam thất nam cùng hướng dẫn và các lưu ý có thể kể đến như sau:

  • Hỗ trợ điều trị phong thấp đau nhức xương khớp.
  • Hỗ trợ phục hồi sau khi bị chấn thương
  • Hỗ trợ chữa chảy máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt ra nhiều.
  • Hỗ trợ chữa độc rắn hoặc côn trùng cắn.
  • Hỗ trợ điều trị chậm kinh, kinh ra lởn vởn không được tươi.
  • Hỗ trợ chữa chứng kém ăn, kém tiêu, nôn mửa.
  • Hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh dài ngắn không đều, loạn kỳ kinh.
  • Tam thất nam sử dụng khá tốt cho phụ nữ sau sinh
  • Hỗ trợ điều trị cảm cúm.
  • Tam thất nam dùng tốt cho những người bị bệnh tim.

Những người có thể sử dụng tam thất nam

Tam thất nam có thể sử dụng cho những người bị phong thấp, đau nhức xương khớp.

Sử dụng tam thất nam cho phụ nữ sau sinh bị rong kinh kéo dài, chóng mặt, kém ăn, mệt mỏi, đau đầu.

Người bị chảy máu cam cũng có thể dùng tam thất nam.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc bị chu kỳ kinh dài ngắn không ổn định cũng dùng được.

Ngoài ra, tam thất nam còn có thể dùng cho những người bị rắn độc và côn trùng cắn.

Cách sử dụng tam thất nam

Có thể sử dụng tam thất nam ở dạng bột. Mỗi lần dùng từ 3-5g pha với nước ấm hoặc nước cơm. Mỗi ngày uống 2-3 lần.

Bên cạnh đó có thể dùng tam thất nam nấu món hầm gà ác bồi bổ cơ thể. Hoặc cũng có thể kết hợp tam thất nam cùng với các vị thuốc khác như sau:

Hỗ trợ điều trị phong thấp. Sử dụng bột tam thất nam và bột hồng sâm theo tỷ lệ 1:1. Mỗi lần sử dụng 4g (mỗi loại 2g) pha cùng với nước ấm để uống. Mỗi ngày uống 2 lần và uống cách nhau 12 tiếng. Cách làm này cũng có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Sử dụng 12g tam thất nam và 16g củ gấu rửa sạch. Tất cả đem sắc với 600ml nước. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa cho đến khi còn 300ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Thực hiện trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt.

Tốt cho phụ nữ sau sinh. Sử dụng 2-3g tam thất nam rửa sạch để nấu với nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng để nấu món gà hầm.

Lưu ý khi dùng tam thất nam

Do tam thất nam có tính ôn, vị cay nóng. Do đó, các đối tượng sau đây nếu muốn sử dụng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc:

Phụ nữ đang mang thai.

Những người bị tiêu chảy.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Những người có cơ địa nóng, thường xuyên bị táo bón, nóng ruột gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *