Khiêm tam thất

Dần trở thành một trong những biện pháp dân gian an toàn và hiệu quả, dùng cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày được nhiều người bệnh áp dụng rất rộng rãi. Với tính năng đa dạng và dược tính đặc biệt, cây thuốc nam Cây Thuốc Dòi có thể cải thiện triệu chứng đau dạ dày và các biểu hiện kèm theo. Cùng với việc sử dụng mẹo chữa đau dạ dày bằng cây thuốc dòi đều đặn, cây này còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị viêm ổ loét.

Công dụng cây thuốc dòi trong trị bệnh dạ dày

cây thuốc dòi

Đau dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý này thường biểu hiện qua các cơn đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa,... Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, đau dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Cây thuốc dòi, còn được gọi là cỏ dòi hay bọ mắm, được biết đến với tên khoa học Pouzolzia zeylanica. Đây là một loại cây thân thảo thuộc họ tầm ma, sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, cây này mọc nhiều ở khu vực núi cao như Sapa, Lạng Sơn và các tỉnh Tây Nguyên.

Theo ghi chép của y học cổ truyền, cây thuốc dòi có tính mát, vị ngọt nhẹ và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chỉ khái, thông ruột. Vì vậy, cây này thường được sử dụng trong chữa trị những vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, nhiễm vi khuẩn HP,...

Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng, cây thuốc dòi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng dạ dày như đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, và phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Các hoạt chất này bao gồm:

  • Flavonoid: Chất này có tác dụng chống oxy hóa và bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Alkaloid: Alkaloid giảm hoạt động tăng tiết axit dạ dày quá mức, từ đó làm giảm đau vùng thượng vị và các triệu chứng đi kèm như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa,...
  • Tanin: Tanin có tác dụng chống oxy hóa, tiêu trừ các gốc tự do và tăng khả năng kháng khuẩn. Tanin cũng giúp ức chế hoạt động tiết axit dạ dày quá mức và tăng cường co bóp cơ trơn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Glycosid: Glycosid giúp cải thiện các bệnh lý dạ dày như đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng,... Ngoài ra, Glycosid còn ức chế hoạt động sản xuất axit dạ dày quá mức và tăng cường co bóp cơ trơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Saponin: Saponin có tác dụng kháng viêm, giúp giảm triệu chứng bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Ngoài ra, Saponin còn ngăn ngừa các nguy cơ như viêm dạ dày và ung thư dạ dày.
  • Isoflavone: Isoflavone có tính chất chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus trong cơ thể.

Xem thêm Tác dụng của tam thất từ flavonoids, saponins

Từ những thông tin trên, ta có thể thấy rằng cây thuốc dòi có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày hiệu quả. Thảo dược này khá lành tính và an toàn, nên người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc đúng cách.

Cách dùng cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày an toàn và hiệu quả

cây thuốc dòi trị dạ dày

Có nhiều mẹo chữa đau dạ dày bằng cây thuốc dòi được lưu truyền trong dân gian và mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số cách dùng cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày an toàn và hiệu quả:

1. Dùng cây thuốc dòi tươi chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Dùng cây thuốc dòi tươi để cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày được coi là một trong những cách chữa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Đối với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, áp dụng mẹo chữa đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt.

Với dược liệu tươi, bạn có thể tham khảo 2 mẹo chữa sau:

Cách 1: Uống nước ép lá dòi tươi chữa bệnh lý

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá thuốc dòi tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn hoặc máy xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã.
  • Uống nước ép lá thuốc dòi trực tiếp.
  • Áp dụng đều đặn trong vòng 1 tháng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.

Cách 2: Nấu nước lá thuốc dòi

  • Nếu không thể uống nước ép lá thuốc dòi, bạn có thể áp dụng mẹo chữa này. Chuẩn bị 1 nắm dược liệu, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
  • Sau đó, cho lá thuốc dòi vào nồi cùng với 1 lít nước và đun sôi.
  • Sử dụng lửa nhỏ để đun đến khi còn khoảng 1 chén nước.
  • Lọc lấy phần nước thuốc và bỏ bã, sau đó uống trực tiếp.

2. Chữa bệnh dạ dày với cây thuốc dòi khô

cây dòi tím Pouzolzia zeylanica
hình ảnh cây thuốc dòi tím

Nếu không có thời gian, bạn có thể mua và phơi khô dược liệu để sử dụng sau. Lưu ý bảo quản ở nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc và ảnh hưởng đến tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh việc phơi cây thuốc dòi dưới ánh nắng mặt trời, bạn cũng có thể sấy khô nhanh chóng để đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20-30g dược liệu cây thuốc dòi đã được phơi khô, rửa sạch và để ráo.
  • Cho tất cả vào ấm cùng với 600ml nước và sắc trên lửa nhỏ.
  • Đến khi cạn còn 1/2 nước, tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thuốc và bỏ bã, sau đó uống trực tiếp.
  • Sử dụng mỗi ngày trong vòng 1 tháng để các triệu chứng bệnh dạ dày giảm đi.

3. Bột cây thuốc dòi cải thiện bệnh dạ dày hiệu quả

Dùng bột cây thuốc dòi chữa bệnh đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Việc sử dụng dược liệu dạng bột giúp dễ dàng trong quá trình điều trị, tiết kiệm thời gian và dễ bảo quản.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20g bột cây thuốc dòi.
  • Đun sôi 300ml nước.
  • Sau đó, cho bột vào nước, hòa tan và đun thêm trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp.
  • Uống nước này hàng ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh dạ dày cải thiện.

Đối với những vị thuốc đã được tán thành bột, bạn cần chú ý bảo quản. Bột nên được đựng trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, tránh ánh nắng trực tiếp và để ở nơi thoáng mát.

>>>> Xem thêm về cách Củ tam thất chữa trào ngược dạ dày

Cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Việc dùng cây thuốc dòi chữa bệnh dạ dày được coi là một trong những mẹo dân gian an toàn và mang lại hiệu quả tích cực. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của các mẹo chữa dân gian nói chung và cây thuốc dòi chữa bệnh dạ dày nói riêng không mang tính đồng nhất như dùng thuốc Tây, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, các mẹo chữa này chỉ được truyền đạt trong phạm vi dân gian và chưa được kiểm chứng khoa học về độ an toàn và hiệu quả chữa trị. Nếu sau một thời gian áp dụng mà không có dấu hiệu cải thiện hoặc triệu chứng bệnh lý diễn tiến nặng nề, người bệnh nên xem xét thay đổi phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Chữa bệnh dạ dày bằng cây thuốc dòi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ và mới phát hiện. Đối với những trường hợp đau dạ dày kèm theo các triệu chứng xuất hiện với tần suất cao và tổn thương niêm mạc dạ dày nặng nề, người bệnh cần thăm khám và điều trị y tế đúng cách.

Một số lưu ý khi dùng cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày

Để đảm bảo hiệu quả chữa trị và tránh phát sinh những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chữa bệnh dạ dày bằng cây thuốc dòi và các mẹo chữa dân gian thường mất thời gian để phát huy tác dụng. Điều này đòi hỏi người bệnh phải áp dụng đều đặn trong thời gian dài để đạt được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
  • Cây thuốc dòi chỉ phù hợp với bệnh lý ở mức độ nhẹ và mới phát hiện. Nếu tổn thương niêm mạc dạ dày nặng nề, các triệu chứng xuất hiện với tần suất cao và tổn thương niêm mạc dạ dày nặng nề, người bệnh cần thăm khám và điều trị y tế đúng cách.
  • Phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 7 tuổi và những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đường huyết,...
  • Người bệnh cần sử dụng cây thuốc dòi với liều lượng phù hợp, mỗi ngày sử dụng tối đa 30g cây thuốc dòi. Lạm dụng quá mức có thể gây ra một số vấn đề như thiếu cân bằng điện giải, thiếu nước, cơ thể mệt mỏi, uể oải,...
  • Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh dạ dày, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tăng cường tập luyện thể dục để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và phòng tránh tái phát lâu dài.
  • Người mắc bệnh dạ dày nên kiêng dùng thực phẩm tái sống, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, trái cây chứa nhiều axit, nước có gas và chất kích thích.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, ăn đúng giờ và đảm bảo đủ bữa. Tránh để bụng quá no hoặc quá đói và ưu tiên dùng những món ăn dễ tiêu hóa.
  • Người bị bệnh dạ dày nên ăn gì kiêng gì ?

BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh tại BV YHCT Trung Ương nhận định về hiệu quả của việc sử dụng cây thuốc dòi trị bệnh dạ dày:

"Cây dòi tuy có khả năng điều trị bệnh dạ dày, nhưng nếu chỉ sử dụng cây này một mình thì hiệu quả không cao, đặc biệt là với những trường hợp viêm loét nặng hoặc nhiễm khuẩn HP, đau dạ dày mãn tính. Vì dược tính của cây rất nhẹ, không đủ dược lực để xử lý triệt để gốc bệnh.

Ngoài ra, phương pháp dân gian này không đảm bảo hiệu quả với mọi trường hợp bệnh. Sử dụng sai cách, sai liều lượng và không có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa có thể gây nguy hiểm và tác dụng phụ".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *