Khiêm tam thất

Tam thất rừng là thảo dược vô cùng quý hiếm đặc biệt chỉ có ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Loại dược liệu này chỉ xuất hiện ở những vùng núi có độ cao nhất định và khí hậu lạnh. Chính sự hấp thụ tinh tuý của núi rừng này mà tam thất rừng có công dụng vượt trội. Các sách y học kim cổ đều đánh gia cao y tính của nó. Tìm hiểu về tam thất rừng những điều nên biết qua bài viết lần này của Cửa hàng tam thất Lào Cai. 

củ tam thất rừng

Giới thiệu chung về tam thất rừng

Loại cây này còn được biết đến với tên gọi khác là sâm vũ diệp. Chúng là loại cây thuần tự nhiên không có tác động của nông nghiệp, sinh trưởng hoang dã.

Đặc điểm cây tam thất hoang/ tam thất rừng

• Tên khoa học của tam thất rừng là Panax bipinnatifidus, được biết đến với một số tên gọi khác như tam thất hoang, tâm thất lá xẻ.
• Là cây thân thảo, sống lâu năm, có cây có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Để biết được tuổi đời của cây tam thất hoang, bạn có thể dựa vào số đốt trên cây do mỗi đốt tương ứng với một tuổi. 
• Lá tam thất hoang hình xẻ với nhiều khe nhỏ, cuống lá dài 6 - 8cm. Lá thuôn nhọn dần về phía sau.
Hoa tam thất hoang màu trắng, mọc ở phần nách cuống lá thành từng chùm nhỏ.
• Quả tam thất hoang mọc thành chùm, chuyển sang màu đỏ khi chín, có hình cầu.
• Củ tam thất hoang rừng dài, vỏ màu trắng, hình trứng hay thuôn về 1 bên. Đối với tam thất hoang mọc lâu năm, độ dài của phần củ có thể lên tới 80cm. Củ tam thất có vị hơi cay cay giống như vị gừng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính có trong tam thất hoang là saponin triterpen: saponin A, B, C, D, đường khử. Ngoài ra còn có các loại acid như oleanolic, 16 loại acid amin như leucin, isoleucine...
Trong tam thất còn chứa một lượng chất vô cơ như sắt, canxi.
Các phân tích y học chỉ ra rằng về thành phần hoá học, loại củ này có cấu trúc tương tự như sâm Ngọc Linh và cao hơn một số loại nhân sâm. Các bộ phận của cây như hoa, lá, củ tam thất con đều chứa hợp chất aponosid nhóm dammaran.
Nói như vậy để thấy rằng tam thất rừng có giá trị y học rất cao.

Phân bố 

Tam thất thường mọc hoang ở khu vực có khí hậu mát mẻ, trên các vùng núi cao. Chúng tôi đã tiến hành những chuyến đi rừng và tìm thấy tam thất tại dãy Hoàng Liên Sơn – Lào Cai.
Ở các tỉnh như Hà Giang, Sơn La hay Lai Châu, tam thất rừng cũng xuất hiện tại những nơi có địa hình cao, khó tìm.

Phân loại và cách nhận biết

Tam thất rừng có nhiều loại

Để phân loại tam thất rừng, người ta dựa vào màu sắc của lá, hoa và lõi cây.
Tam thất trắng: lá tam thất trắng hình lông chim, không có lông và chúng thường mọc ở nơi có nhiều sỏi đá

Tam thất ruột vàng

lá tam thất vàng có lông, thường mọc ở khu vực đất tốt màu mỡ, phì nhiêu. Củ mọc lên trông đẹp mắt, màu vàng đều.

Tam thất tím

Lá không có lông và thường mọc ở khu vực đất mùn xốp.

Tam thất đỏ tía

Lá tròn tròn, hình tim và không có lông.

Tam thất xanh

Loại này ít gặp nhất. Để phân biệt tam thất xanh và các loại tam thất khác thì phải cắt một phần nhỏ ở đuôi để xem ruột bên trong có màu gì. Màu của củ tam thất này hơi xanh nên được đặt tên là tam thất xanh.
Trong 5 loại tam thất hoang trên, tam thất ruột vàng là loại đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Công dụng của tam thất rừng

Theo các chuyên gia y học cổ truyền: tam thất hoang là vị dược liệu quý, đem lại nhiều công dụng đối với người sử dụng. Tam thất hoang có tính ôn, vị đắng nhưng khi ngậm lâu sẽ thấy có vị ngọt, quy vào 2 kinh can và vị. Sau đây là một số tác dụng của tam thất hoang:
• Bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt với trường hợp bệnh nhân mới ốm dậy, giảm sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
• Tăng cường lưu thông máu lên não làm tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ. Từ đó cải thiện tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi nhất là với những người làm việc trí óc, giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái hơn.
• Giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu do mạch máu kém lưu thông gây ra.
• Giúp an thần, tạo giấc ngủ sâu, chống trầm cảm
• Chống lão hóa, làm đẹp da.

Bài thuốc quý từ tam thất hoang

Từ những công dụng tuyệt vời mà tam thất hoang mang lại, vị thuốc này được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc như sau:

Bài thuốc trị chứng đau lưng

Kết hợp bột tam thất và hồng sâm với một lượng bằng nhau, pha vào nước ấm. Dùng 2g / lần ×2 lần / ngày. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng ở người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh hay người bị suy nhược thần kinh.

Bài thuốc giúp cầm máu do chấn thương, tai nạn

Dùng trực tiếp bột tam thất rắc lên vết thương giúp cầm máu đồng thời vết thương lành nhanh hơn.

Trị các vết bầm tím do tụ máu

Dùng 2 - 3 gam bột tam thất hòa cùng nước ấm. Dùng 3 lần / ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Bài thuốc này có thể trị bầm tím ngay cả ở trên mắt.

Hỗ trợ điều trị chứng thấp tim

Dùng 1 gam / lần × 3 lần / ngày. Hòa cùng nước ấm để uống trong 30 ngày.

Hỗ trợ điều trị bạch cầu cấp và mạn tính

Bài thuốc kết hợp các vị dược liệu tam thất 6 gam, đương quy 15 - 30 gam, hồng hoa 8 - 10 gam, xích thược 15 - 30 gam, xuyên khung 15 - 30 gam. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

Bột tam thất hòa cùng nước ấm. Dùng 5 gam / lần × 1 lần / ngày.
Bài thuốc này cũng làm giảm triệu chứng đau bụng trước chu kỳ kinh nguyệt.

Cây tam thất rừng

Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là nguyên nhân chính gây đau thắt ngực.
Dùng 20 gam tam thất hoang nấu nước uống. Một cách chế biến khác cũng được nhiều người áp dụng là nấu cháo tam thất, có thể kết hợp với đan sâm với khối lượng bằng nhau.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Có thể ăn trực tiếp tam thất hoang, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn tùy sở thích. Vị thuốc có thể ăn sống hoặc ăn chín đều được. 

Bài thuốc trị các bệnh về máu

Sử dụng 20 gam bột tam thất hòa với nước ấm để sử dụng.
Bài thuốc này có tác dụng tốt trong việc chữa chứng thổ huyết, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam.

Bài thuốc cải thiện trí nhớ

Tam thất rừng kết hợp với Linh Chi đun nước uống.
Tham khảo thêm: sử dụng tam thất cho người cao tuổi

Phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt

Sử dụng đồng thời tam thất hoang và cúc hoa, kỳ tử.

Bài thuốc trị chứng nôn ra máu

Chuẩn bị 1 con gà nhỏ + 5 gam bột tam thất + 200ml nước ngó sen + 15ml rượu. Hầm cách thủy.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Sử dụng đồng thời hỗn hợp tam thất ngâm mật ong hay 3 - 5 gam bột tam thất hòa cùng nước ấm.

Bài thuốc cho người bị chóng mặt do thiếu máu

Chuẩn bị 1 con chim bồ câu hầm cách thủy cùng 3 gam tam thất.

Bài thuốc nâng cao thể trạng cho phụ nữ

Bài thuốc này dùng cho người sức khỏe yếu, xanh xao, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nó cũng được áp dụng cho người hay chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
Chuẩn bị các vị dược liệu: tam thất 4g, ngũ linh chi 4g, một dược 4g, đương quy 8g. Thêm vào đó là xuyên khung 8g, đơn bì 8g, đam sâm 8g, ô tắc cốt 12g và ngải điệp 12g.
Sắc uống hàng ngày, dùng trong khoảng 1 tháng.

Bài thuốc chữa suy nhược cho người già

Các nguyên liệu cần có tam thất 12g, hương phụ 12g, kê huyết đằng 20g, sâm bố chính 40g và ích mẫu 40g. Tán thành bột nhỏ và trộn đều với nhau.
Mỗi lần sử dụng 30 gam để sắc nước uống.

tam thất rừng ngâm rượu

Cách dùng khác của tam thất rừng

Giống như tam thất bắc thông thường, tam thất rừng nên dược sử dụng gián tiếp. Tức là có thể phơi khô, làm nước uống hoặc kết hợp với thảo dược khác.
3 cách làm tiêu biểu là tam thất mật ong, tam thất ngâm rượu hoặc sắc thuốc.

Cách ngâm tam thất hoang cùng mật ong

Tỉ lệ chuẩn bị là 1:1 với cả tam thất rừng và mật ong. Nếu có điều kiện sử dụng mật ong rừng thì tác dụng càng cao.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch tam thất, để ráo nước. Thái thành từng lát mỏng.
• Cho tam thất vào bình. Đổ mật ong vào.
• Ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng.
Hỗn hợp này rất tốt cho sức khỏe và làn da nếu sử dụng thường xuyên. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Tham khảo thêm: tam thất mật ong

Cách ngâm rượu tam thất rừng

Nguyên liệu:
• Tam thất hoang tươi 1kg (nên chọn củ già, đủ tuổi thì hàm lượng dược chất sẽ cao hơn)
• Rượu gạo 8 lít (chú ý nên chọn rượu từ 35 - 40o để đảm bảo chất lượng)
• Bình thủy tinh miệng rộng
Cách ngâm: 
• Tam thất được rửa sạch. Để ráo nước và tráng qua một lần rượu
• Tam thất được bỏ cả củ vào bình, đổ ngập rượu. Đậy kín nắp.
• Thời gian ngâm là 3 tháng
Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 chén nhỏ, không nên lạm dụng.
3. Sắc uống hay hòa với nước
Cách làm này thường áp dụng với bột tam thất hoang khô hay tam thất khô và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc.
Dùng 3 - 5 gam tam thất hãm nước uống hoặc sắc với các vị thuốc khác.

Những ai không nên dùng tam thất hoang

Tuy đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng sử dụng được tam thất hoang.
Những người không nên dung tam thất :
• Phụ nữ mang thai
• Người bị huyết hư
• Người bị tiêu chảy
• Trẻ em dưới 16 tuổi
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cây tam thất hoang - vị thuốc giá trị mà ít người biết đến, có công dụng không hề thua kém các loại tam thất bắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *