Trong tiếng Anh, sâm đương quy được biết đến là nhân sâm dành cho phái đẹp. Đây là một trong những loại dược liệu lành tính và có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Ứng dụng của sâm dương quy không chỉ nằm gọn trong lĩnh vực y học cổ truyền. Qua quá trình phát triển, các thầy thuốc còn đưa loại sâm này vào trong nền ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Tìm hiểu tác dụng và cách dùng sâm đương quy qua bài viết dưới đây để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất loại thảo dược này
Đặc điểm của sâm đương quy
Cây thân thảo lớn, sống nhiều năm có chiều cao khoảng 40 - 60 cm. Tuy nhiên, khi ra hoa cây có thể cao khoảng 1m. Thân cây hình trụ, màu tím có rãnh dọc và toàn thân phát ra mùi thơm đặc trưng.
Lá xẻ lông chim 3 lần, mọc so le nhau. Mép lá phân thùy, có những răng cưa không đều nhau. Phần gốc lá dần phát triển thành những bẹ to. Hoa sâm đương quy mọc thành chùm phía ngọn cây, có màu trắng lục nhạt.
Quả bế, phần rìa màu tím nhạt.
Phân bố
Sâm đương quy chủ yếu tìm thấy ở khu vực có khí hậu ôn đới, đa phần được tìm thấy ở vùng có khí hậu lạnh lẽo, khoảng cách so với mực nước biển vào khoảng 2000- 3000m. Điều kiện khí hậu này giúp cho sâm đương quy sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại rất nhiều dưỡng chất và củ thường to hơn.
Ở Việt Nam, vào những năm 1960 dược liệu này chưa được chú trọng phát triển và cũng chỉ được tìm thấy ở Sapa và một số khu vực xung quanh Hà Nội.Do đây là 2 địa điểm đạt đủ tiêu chuẩn về khí hậu và thổ nhưỡng để cây phát triển tốt nhất.
Nhưng hiện nay, với kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà sâm đương quy được trồng ở và phát triển ở rất nhiều các ngọn núi cao vùng Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai và Hòa Bình. Ngoài ra, chúng cũng được trồng tại một số nơi tại Tây Nguyên như Đăk Lăk hay Lâm Đồng,..
Thu hái và sơ chế
Sâm đương quy được thu hoạch vào màu thu khi dược liệu được ít nhất 3 tuổi. Sau khi thu hoạch, phần lá sẽ được cắt bỏ chỉ giữ lại phần rễ. Tiếp đó, đem đi rửa sạch để loại bỏ hết phần đất cát và tạp chất. Có thể phơi, sấy hay sao khô để dùng dần.
Dược liệu này được chia thành 3 loại chính như sau:
Quy đầu: cụm từ này để chỉ phần rễ chính lớn nhất của đương quy. Đầu hơi tù và tròn, đường kính vào khoảng 1,5 - 4cm. Quy đầu là bộ phận có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Quy thân: phần rễ đã được cắt bỏ phần đầu và đuôi, có tác dụng bồi bổ khí huyết.
Quy vĩ: là phần rễ nhánh hay rễ phụ có đường kính từ 0.3 – 1cm.
Vị thuốc sâm đương quy
Tính vị, quy kinh
Trong Đông y, sâm đương quy là dược liệu có tính ấm, vị ngọt hơi đắng. Quy vào 3 kinh là tâm, can, tỳ. Do vậy, dược liệu này đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Công năng, chủ trị
Công năng: hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, điều kinh, nhuận tràng, dưỡng gân, tiêu sưng.
Chủ trị: kinh nguyệt không đều, tắc kinh, các bệnh phụ khoa, phụ nữ mắc thai tiền sản hậu, chân tay tê bì, đau nhức do bị chấn thương, tâm can huyết hư. Bên cạnh đó còn trị các chứng mụn nhọt lở loét, khái suyễn.
Sâm đương quy có mấy loại?
Phân loại theo khu vực thu hái
Tùy theo khu vực phân bố, sâm đương quy được chia thành 2 dạng sau đây:
Sâm đương quy rừng: hiện nay, sâm rừng là loại thảo dược rất quý hiếm trên thị trường. Sâm có kích thước nhỏ, xung quanh thân mọc rất nhiều rễ con. Sâm sinh trưởng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
Sâm đương quy nhân tạo: loại củ này được con người nuôi trồng và quy hoạch trong các vườn dược liệu với quy mô lớn. Sâm củ nhân tạo là loại thường gặp trên thị trường, do đó bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc bắc.
Khi nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của sâm đương quy nhân tạo và đương quy rừng, các nhà khoa học cũng thấy rằng 2 loại này tương đương nhau. Do vậy, ngày nay nhiều trang trại tại các vùng núi cao cũng phát triển trồng dương quy và các loại thuốc quý như củ tam thất
Phân loại theo cách chế biến
Sâm đương quy có thể được sử dụng ở cả hai dạng tươi và khô.
Rễ củ tươi: ở dạng này, rễ vẫn giữ nguyên được tinh dầu và dưỡng chất có trong đương quy. Sâm đương quy có hình trụ, tròn mập, chiều dài của củ phụ thuộc vào tuổi thọ, số năm nuôi trồng. Lớp vỏ màu nâu vàng, hơi sẫm màu. Xung quanh có nhiều rễ con.
Rễ củ khô: sâm đương quy thường được thái thành nhiều lát mỏng. Sau đó theo mục đích sử dụng, người dân sẽ phơi hay sấy khô, xông khói, sao vàng hạ thổ.
Những bài thuốc quý từ sâm đương quy
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, suy nhược cơ thể
Chuẩn bị nguyên liệu:
Thục địa 13 gam
Đương quy 11 gam
Bạch thược 9 gam
Xuyên khung 5 gam
Cách thực hiện:
Các nguyên liệu được rửa sạch, để ráo nước
Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, sắc cùng 1000ml đến khi trong ấm còn khoảng 500 ml nước
Chia nước sắc thành 2 lần uống (trưa và tối)
Tham khảo thêm: thuốc chữa suy nhược cơ thể
Bài thuốc từ sâm đương quy chữa sốt rét kéo dài
Để hoàn thành bài thuốc chữa sốt rét kéo dài từ sâm đương quy, bạn cần chuẩn bị:
Đương quy 11 gam
Miết giáp 13 gam
Quất hồng bì 5 gam
4 lát gừng sống
Ngưu tất 11 gam
Cách thực hiện:
Các nguyên liệu kết hợp với nhau và cho vào ấm sắc
Thêm 1000ml nước, đun đến khi trong ấm còn 500ml. Tắt bếp.
Dùng hết thuốc sắc trong ngày, chia thành 2 lần uống vào buổi trưa và tối sau bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc chữa mồ hôi trộm
Bài thuốc từ sâm đương quy chữa mồ hôi trộm được thực hiện qua các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 11 gam
Sinh địa, thục địa mỗi vị 9 gam
Hoàng liên, hoàng bá, hoàng bá mỗi vị 5 gam
Cách thực hiện:
Tất cả các nguyên liệu được cho vào ấm sắc cùng 1000ml nước.
Đun đến khi còn 500ml nước, tắt bếp.
Chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.
Dùng nước sắc trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
Bài thuốc từ sâm đương quy chữa mất ngủ
Các hoạt chất có trong sâm đương quy giúp thúc đẩy hệ thống tuần hoàn máu, tăng cường máu lên não giúp cải thiện những vấn đề như chóng mặt, hay quên, trí nhớ kém hay mất ngủ.
Bài thuốc chữa mất ngủ từ sâm đương quy được thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
Đương quy 18 gam
Liên nhục, thục địa mỗi vị 13 gam
Ngũ vị 12 hạt
Bạch thược 11 gam
Cao quy bản 9 gam
Nhân sâm, phục thần, mẫu đơn, đơn sâm, a giao mỗi vị 5 gam
Cách thực hiện:
Trộn lẫn các nguyên liệu trên với nhau và cho vào ấm sắc.
Thêm 1000ml nước vào ấm. Đun đến khi còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp.
Bài thuốc này có thể sử dụng hàng ngày để thay cho nước lọc.
Chú ý: không để thuốc qua đêm.
Tham khảo thêm: 10 bài thuốc trị chứng mất ngủ theo phương pháp truyền thống
Sâm đương quy giúp nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể
Chuẩn bị nguyên liệu:
Đương quy 14 gam
Hạt vải 13 gam
Hạt quýt 14 gam
Thịt dê 60 gam
Cách thực hiện:
Các nguyên liệu trên được cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ.
Đun đến khi thịt dê chín mềm.
Người bệnh có thể sử dụng cả phần nước sắc và thịt dê.
Chú ý: bài thuốc này chỉ áp dụng với tần suất 2 lần / tuần.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể áp dụng bài thuốc theo công thức sau đây: lá hành 25 gam, quy đầu 8 gam, trạch lan 5 gam sắc nước uống.
Sâm đương quy - nhân sâm dành cho phụ nữ
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, sâm đương quy còn được sử dụng trong chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ. Dược liệu này có công dụng hoạt huyết, tái tạo các tế bào trên da mặt, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nhờ vậy giúp tăng sắc tố da, hạn chế tình trạng da khô bong tróc.
Hơn nữa, đương quy còn ảnh hưởng đến sự tổng hợp Melanin. Do đó các vết nám, sạm và tàn nhang cũng dần được loại bỏ, trả lại cho chị em làn da hồng hào, tươi sáng và khỏe mạnh hơn.
Để có thể sử dụng sâm đương quy chăm sóc da, bạn cần chuẩn bị các dược liệu sau: đậu xanh, hạnh nhân, đương quy, bạch chỉ, hoài sơn, bạch cập tán mịn cùng một ít giọt tinh dầu hoa hồng giúp loại bỏ các vết nám, tàn nhang hiệu quả.
Món ăn ngon, bổ dưỡng từ sâm đương quy
Cũng giống như tam thất, sâm dương quy còn là một trong những nguyên liệu độc đáo trong ẩm thực dân gian. Nó không chỉ phù hợp với các món hầm mà có khả năng kết hợp với nhiều loại thịt khác nhau.
Thịt gà ác hầm đương quy
Món ăn đầu tiên mà đa phần nhiều người nhớ đến là gà ác hầm đương quy. Vị gà béo ngậy, thơm ngon kết hợp cùng mùi thơm từ các vị dược liệu không chỉ là món ăn hấp dẫn mà còn giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, vừa trải qua phẫu thuật.
Để nấu được món thịt gà ác hầm đương quy, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1 con gà ác tầm 200 - 300 gam
Đương quy 300 - 500 gam
Gia vị: hành, muối, gừng, hạt tiêu
Cách thực hiện:
Gà được làm sạch, bỏ ruột.
Nhét các nguyên liệu vào bên trong gà và cho hầm trong nồi áp suất.
Hầm đền khi gà nhừ (thường là khoảng 60 phút) và thưởng thức.
Sâm đương quy hầm cá chép
Để có được món đương quy hầm cá chép, bạn cần có những nguyên liệu sau:
Cá chép 1kg
Đương quy 200 gam
Gia vị: muối, hạt tiêu, xì dầu
Các bước tiến hành:
Rửa sạch cá và tiến hành sơ chế.
Đương quy được nhồi vào trong bụng cá.
Các nguyên liệu còn lại như muối, xì dầu, tiêu ướp bên ngoài đến khi đều.
Cho cá vào hấp đến khi chín là có thể dùng được.
Đương quy hầm đuôi lợn
Đương quy hầm đuôi lợn là món ăn khá đơn giản và dễ làm, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để thay đổi khẩu vị của mọi người. Không chỉ vậy, món ăn này còn giúp tăng cường sức khỏe, ích khi dưỡng não, nâng cao thể trạng cho cơ thể.
Hướng dẫn bạn từng bước nấu món ăn bổ dưỡng này:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Đuôi lợn 500 gam
Đương quy 200 gam
Gia vị: muối, hạt tiêu, gừng
Cách thực hiện:
Cạo sạch lông đuôi lợn, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn
Rửa sạch đương quy sau đó thái sợi
Đuôi ngựa được luộc trước, sau đó cho đương quy vào hầm tiếp.
Khi các nguyên liệu đã chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm hiểu biết về sâm đương quy. Đây vốn là dược liệu quý được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng, liều dùng để tận dụng được tối đa tác dụ