Khiêm tam thất

Phần lớn chúng ta biết đến thảo quả như một loại gia vị đặc trưng từ vùng tây bắc. Thế nhưng, y học truyền thống còn cho thấy rằng tác dụng của thảo quả như một vị thuốc là rất lớn. Y học truyền thống mới khai thác thảo quả để trị các bệnh tiêu hoá. Ngày nay, y học hiện đại cho thấy rằng thảo quả có nhiều công dụng y học hay cần được khám phá. Vậy hãy tìm hiểu xem tác dụng chữa bệnh của thảo quả là như thế nào nhé

Thảo quả là cây gì ?

Thuộc loại cây thân cứng giống như nghệ, gừng, chúng sinh trưởng ở điều kiện núi cao, ẩm và có không khí lạnh về mùa đông. Ở nước ta, thảo quả mọc nhiều ở một số tỉnh phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. Tên tiếng anh: Black Cardamom. Các sản phẩm thảo quả hiện nay bao gồm: quả khô (dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn), tinh dầu và thực phẩm chức năng.

thảo quả 

Tác dụng của thảo quả trong chữa bệnh

Để đi sâu vào vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần chính của loại cây này. Các chất cơ bản trong thảo quả bao gồm Vitamin C, đồng, sắt, kẽm, chất sơ, protein và phospho. Bên cạnh đó cần kể đến tinh dầu. Về tính vị, dược liệu này có vị nóng, cay nhưng ngọt. Dưới đây là các tác dụng y học của chúng cũng như một số bài thuốc đi kèm

Trị đầy hơi, chướng bụng

Như đã đề cập, nhiều sách y học cổ chỉ ra rằng loại quả này là chất kích thích tốt cho hệ tiêu hoá. Khi kết hợp với một số vị thuốc đặc thù sẽ tạo ra hiệu quả cao đẩy lùi chướng bụ hay đầy hơi. Để làm được bài thuốc này, quý vị cần có: cao lương khương, cam thảo, đinh hương, đại táo, sinh khương, hoắc hương. Tất nhiên không thể thiếu trái thảo quả khô đã nướng. Tất cả các vị thuốc trên cho vào sắc thuốc uống.

Giúp giảm đau dạ dày

Giống như tam thất bắc, khi đóng vai trò vị thuốc chính, nó vẫn cần được kết hợp với một số thành phần cơ bản khác để chữa bệnh dạ dày. Lưu ý là các thuốc dưới đây không dễ tìm : 8g thanh bì, 8g thần khúc, 12g sinh khương. Ngoài ra còn có 4g cam thảo, 4g đinh hương và 12g thảo quả. Sau khi sắc thuốc uống, dùng liên tục trong vòng 5 ngày để kiểm tra phản ứng của dạ dày. Tham khảo thêm: Tam thất mật ong trị đau dạ dày

Tác dụng của thảo quả: điều trị hôi miệng

Trước tiên, bản thân vị thuốc này có mùi thơm rất dễ chịu. Các thầy thuốc có kinh nghiệm khuyên ăn một quả thảo quả tươi. Một số bài viết nói rằng nên ăn quả khô nhưng theo chúng tôi thấy quả khô nhiều chất xơ và rất khó hấp thụ. Ngược lại quả tươi có vị ngọt mặc dù nồng nhưng ăn được. Chất chiết xuất tính chất có thể tạo ra ứng dụng hay khác là diệt khuẩn trong nước bọt. Một số nghiên cứu chứng minh rằng nó có thể giảm trên 50% lượng vi khuẩn không tốt cho tuyến nước bọt.

thảo quả

Điều trị bệnh sốt rét

Tại các vùng núi cao có lưu truyền những phương pháp trị sốt rét khác nhau. Dưới đây là 2 bài thuốc được sử dụng rộng rãi: Trị sốt rét qua đường hô hấp Cách làm khá đơn giản. Bạn chỉ cần nghiền nhuyễn củ thảo quả. Lấy bột cho vào một tấm vải nhỏ. Mỗi khi lên cơn sốt thì để vào cạnh một bên mũi. Tinh chất thảo quả sẽ tác động trực tiếp lên các cơ quan hô hấp giúp hạ sốt. Trị sốt rét bằng thuốc uống Sắc 10g đại táo, kha tử, thảo quả mỗi loại + 7 miếng sinh hương. Đun đến khi nước thuốc còn lại một lượng vừa phải thì để nguội và uống nhiều lần trong ngày.

Điều trị suy nhược cơ thể

Vị thuốc này nói đúng ra là một món ăn ngon. Có thể nói là một phần tinh tuý của ẩm thực tây bắc mà ít người biết. Gom nhặt các gia vị sau cho vào 1 túi lọc: thảo quả, gừng, trần bì, hạt tiêu. Gà được cho vào nồi nước hầm, vớt bọt bẩn sau đó cho túi gia vị nhúng vào nồi. Giữ lửa trong vòng 2 đến 3 tiếng để được món ăn ngọt canh. Tốt nhất nên chọn gà khoảng 1kg, không quá già. Tham khảo thêm: Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể

Tác dụng an thần

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra tác dụng của thảo quả trong việc giảm căng thẳng nhờ có chất oxy hoá. Dẫu vậy, nó vẫn còn là trên giấy tờ chưa được ứng dụng cho đến thời điểm hiện tại.

tác dụng của thảo quả 

Những người không dùng được thảo quả

Tác dụng của thảo quả là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo quy luật tương khắc, vẫn có những nhóm người không thích hợp sử dụng chúng. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú là đối tượng đầu tiên không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *