Các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ bao gồm tình trạng táo bón, hàm lượng cholesterol cao, đói ngay sau khi ăn,... Sớm nhận biết các dấu hiệu này giúp bạn bổ sung kịp thời chất xơ cho cơ thể. Việc thiếu hụt chất xơ kéo dài có thể gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe vì thế không thể chủ quan.
Tác hại khi cơ thể thiếu chất xơ
Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc,... Tuy nhiên nhiều người không có thói quen ăn những nhóm thực phẩm này hoặc ăn với lượng ít hơn nhu cầu của cơ thể. Điều này kéo dài dẫn đến các rối loạn không mong muốn.
Chất xơ là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể
Tình trạng thiếu chất xơ gây ra không ít vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Nếu không có biện pháp kiểm soát, khắc phục, cơ thể có khả năng gặp phải nhiều biến chứng, bệnh lý khác.
Những tác hại thường gặp khi cơ thể bị thiếu hụt chất xơ bao gồm:
- Bệnh trĩ:
Đây là bệnh lý thường gặp ở những người ăn thiếu chất xơ. Phân trở nên cứng, không mềm xốp khiến quá trình đào thải phân gặp khó khăn.
Hậu môn có thể bị tổn thương do hành động cố sức rặn, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ có thể điều trị, tuy nhiên trường hợp trĩ nặng gây nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm sức khỏe.
- Bệnh tim mạch:
Cơ thể không được nạp đủ lượng chất xơ cần thiết trong thời gian dài gây ra các bệnh lý về hệ tim mạch. Bởi, chất xơ là chất có khả năng giảm hấp thụ cholesterol trong hệ tiêu hóa.
Khi cơ thể thiếu chất xơ, đồng nghĩa với việc lượng cholesterol được hấp thụ cao hơn, tăng nguy cơ mỡ máu, tắc nghẽn hoặc xơ vữa động mạch.
- Bệnh tiểu đường:
Thiếu chất xơ còn có khả năng gây ra bệnh tiểu đường. Nhất là khi bệnh nhân ăn ít thực phẩm giàu chất xơ nhưng bổ sung lượng đường, chất béo xấu trong thức ăn lớn.
Bên cạnh hỗ trợ tiêu hóa, làm phân mềm xốp dễ đào thải, chất xơ còn có tác dụng ổn định lượng đường huyết trong máu. Người bị thiếu chất xơ có khả năng bị mất cân bằng lượng đường huyết, dễ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo có thể tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Trên đây là những tác hại chính khi cơ thể không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết. Nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe, phòng tránh những biến chứng không mong muốn, tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ để kịp thời bổ sung, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhất là hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn giúp ổn định đường huyết, có lợi cho hệ tim mạch. Bổ sung đầy đủ chất xơ cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu đảm bảo sức khỏe khỏe mạnh.
Việc thiếu hụt chất xơ gây ra một vài biểu hiện bất thường. Dựa vào các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ để chủ động bổ sung kịp thời, phòng tránh các tác hại không mong muốn. Các dấu hiệu bao gồm:
1. Vấn đề tiêu hóa
Đây là biểu hiện rõ nét nhất khi cơ thể thiếu hụt chất xơ. Việc tiêu hóa và đào thải thức ăn qua đường hậu môn diễn ra không trơn tru. Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ đóng vai trò vận chuyển, hấp thu, làm phân mềm dễ dàng di chuyển xuống ruột.
Người bị thiếu chất xơ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Phân lỏng hoặc cứng khó thoát ra ngoài gây tổn thương khu vực hậu môn. Nhiều người cho rằng thiếu chất xơ chỉ gây ra táo bón, tuy nhiên thực tế thiếu chất xơ cũng có thể gây tiêu chảy.
Đối với trường hợp táo bón, chất thải kết thành khối cứng, cần dùng sức rặn mạnh mới tống được chúng ra ngoài. Ngược lại, khi bị tiêu chảy do thiếu chất xơ, nước trong thức ăn không được hấp thụ, lượng nước lớn theo phân đào thải ra ngoài. Phân lúc này sẽ bị lỏng, dễ rã, màu sắc bất thường.
2. Cảm giác đói nhanh
Cơ thể thiếu chất xơ gây ra cảm giác đói nhanh chóng, ngay cả khi bạn vừa mới ăn no. Cảm giác đói sau khi ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị thiếu chất xơ. Do dưỡng chất này có thời gian phân hủy chậm, khả năng nở ra và hấp thụ nước tạo cảm giác no lâu cho cơ thể.
Nhanh đói là dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ thường gặp ở nhiều người
Khi ăn các loại rau củ quả, hạt, đậu,... giàu chất xơ, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Đối với trường hợp ăn thiếu chất xơ cơ thể sẽ có cảm giác nhanh đói.
3. Tăng cholesterol
Cơ thể cần bổ sung đủ lượng chất xơ hòa tan, vì loại chất xơ này có khả năng hấp thụ nước. Đối với người ăn uống đủ chất, lượng cholesterol trong máu ở mức ổn định. Ngược lại, khi cơ thể thiếu chất xơ, hàm lượng cholesterol trong máu cao.
Đây là dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ thường gặp. Trường hợp không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách cân đối, lượng mỡ máu cao có thể gây ra nhiều bệnh lý. Do đó, tốt hơn hết bạn nên sớm cân bằng dinh dưỡng bằng cách thêm vào thực đơn các thực phẩm như đậu, ngũ cốc, rau củ quả,...
4. Dễ bị viêm nhiễm
Các tế bào miễn dịch sống chủ yếu bên trong thành ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố giúp hệ miễn dịch và đề kháng khỏe mạnh. Những đối tượng ăn uống thiếu chất, đặc biệt là chất xơ sẽ dễ gặp các vấn đề về viêm nhiễm hơn người khác.
Ăn ít chất xơ làm mất ổn định hoạt động đường ruột, hệ vi sinh theo đó cũng mất cân bằng làm ảnh hưởng đến khả năng chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các biểu hiện viêm nhiễm xuất hiện ở đường ruột kèm theo triệu chứng liên quan ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
5. Cơ thể mệt mỏi
Ngoài các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ được đề cập bên trên, khi ăn uống không đủ chất bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Đây cũng được xem là biểu hiện cảnh báo việc ăn uống thiếu chất xơ.
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng
Đặc biệt là khi bạn tập trung quá nhiều vào các món chứa tinh bột, đường tinh luyện. Không chỉ cân nặng tăng nhanh, cơ thể cũng trở nên nặng nề, thiếu năng lượng, dễ bị rối loạn giấc ngủ.
6. Các vấn đề da liễu
Chế độ ăn thiếu chất xơ, bổ sung quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn chứa chất béo xấu, tinh bột chuyển hóa nhanh khiến bạn gặp các vấn đề về da. Tình trạng mụn nổi ngày càng nhiều gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.
Để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn, khi nhận thấy các dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ được đề cập bên trên bạn nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống. Đặc biệt trường hợp trẻ nhỏ bị thiếu chất, bạn cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn bổ sung kịp thời, phù hợp.