Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu
Trong số các cách hầm bồ câu cho bà đẻ, cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu là một cách làm giúp mang lại lợi ích về an thần, tăng sức đề kháng nhiều hơn bao giờ hết. Ngoài ra, món ăn này còn giúp trị các chứng đại tiện ra máu, đầy hơi, táo bón, kinh nguyệt không đều. Điều này rất thích hợp để mẹ sau sinh tẩm bổ cơ thể.
Nguyên liệu:
- 30g ngải cứu
- 1 con chim bồ câu
- Nấm hương
- Hạt sen
- Gừng tươi
- Táo tàu
- Gia vị nêm nếm
Bạn cần biết: Các vị thuốc bắc hầm gà
Cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng ngải cứu
Bước 1: Sơ chế chim bồ câu Làm sạch lông chim bồ câu, hơ qua lửa để tạo màu vàng bắt mắt và thơm ngon hơn. Đun nước sôi với gừng rồi thả chim bồ câu vào luộc qua để khử bớt mùi.
Mẹ có thể tham khảo cách khử mùi hôi lông chim bồ câu theo những cách sau:
- Cách 1: Dùng chút muối, tiêu, gừng đập dập cùng ít rượu trắng chà xát khoảng 15 phút rồi rửa lại sạch.
- Cách 2: Hoà tan giấm và muối theo tỉ lệ: 2 muối 1 giấm rồi thoa đều, chà sát chim nhiều lần sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
- Cách 3: Chà sát vài lát chanh lên thịt bồ câu với 1 ít muối, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Nấm hương và hạt sen rửa sạch với nước từ 5 - 10 phút.
- Rau ngải cứu nhặt sạch, rồi nhét vào bụng chim bồ câu đã làm sạch.
Bước 3: Hầm thịt chim bồ câu với ngải cứu Mẹ cho bồ câu vào nồi hầm, bỏ hạt sen, nấm hương và táo tàu vào hầm cùng 300ml nước sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, hầm trong khoảng 30 - 40 phút là dùng được mẹ nhé.
Tham khảo: Gà Hầm Tam Thất Món Ngon Bổ Dưỡng
Lưu ý cho bà đẻ khi ăn bồ câu
Mặc dù cách hầm bồ câu cho bà đẻ cùng các nguyên liệu bổ dưỡng trên sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà đẻ, nhưng mẹ sau sinh cũng cần đặc biệt lưu ý khi ăn món này, cụ thể:
- Trường hợp mẹ là người có ham muốn tình dục cao: mẹ không nên sử dụng món ăn được chế biến từ thịt chim bồ câu vì nó sẽ khiến ham muốn tình dục cao hơn nữa.
- Trường hợp kết hợp thịt bồ câu với thịt lợn, nấm đầu khỉ: Theo nghiên cứu y khoa, mẹ không nên ăn thịt bồ câu cùng với thịt lợn vì dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, gây chướng bụng, có hại cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh ăn thịt bồ câu với nấm đầu khỉ, cá diếc, tôm vì có thể gây phản ứng dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.
- Trường hợp mẹ ăn nhiều thịt bồ câu cùng một lúc: Thịt chim bồ câu rất bổ dưỡng nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều (1-2 con/ tuần là tốt). Bởi hàm lượng chất béo trong thịt bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao, có thể dẫn đến thừa chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ.
- Trường hợp mẹ có thể trạng nóng, đang bị sốt, huyết áp cao: Ai cũng biết chim bồ câu rất phù hợp với người có sức khỏe yếu. Tuy nhiên, thịt chim bồ câu có lượng đạm cao, gây nóng nên không phải ai cũng ăn được. Do đó, thịt chim bồ câu hợp với mẹ có thể chất lạnh.
Tham khảo: 3 cách làm gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng, siêu ngon tại nhà