Giới thiệu
Bách bộ, còn được gọi là dây ba mươi, bách bộ thảo, chầu chàng, là một loại cây thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae) với tên khoa học là Stemona tuberosa Lour. Trong y học cổ truyền, bách bộ được biết đến với tác dụng nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Cây này được sử dụng để điều trị và cải thiện các cơn ho, viêm khí quản mãn tính, bệnh lao phổi, trị giun đũa, giun kim và nhiều tác dụng khác.
Tên gọi - Phân nhóm
- Tên gọi khác: Bách bộ thảo, Cửu trùng căn, Dây ba mươi, Đẹt ác, Bà phụ thảo, Bách nãi, Vương phí, Thấu dược, Bẳn sam, Chầu chàng,...
- Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour
- Họ: Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Cây bách bộ có thân nhỏ và cây leo. Lá của cây mọc đối và có thể thuôn dài, trên mặt lá có 10 - 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm hoa gồm 1 - 2 hoa to có màu đỏ hoặc màu vàng. Rễ của cây bách bộ có hình củ, mọc thành chùm khoảng 20 củ hoặc nhiều hơn.
Mô tả dược liệu bách bộ: Rễ bách bộ khi được phơi khô có hình thon, dài khoảng 6 - 10cm. Phần giữa của củ rễ phình to và nhỏ dần ở hai đầu, có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng hoặc xám vàng. Rễ cứng, giòn, có mùi thơm và có vị ít ngọt, đắng.
Phân bố: Cây bách bộ thường mọc hoang và thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Nó thường được tìm thấy ở những vùng đồi núi thấp tại Việt Nam như Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa và nhiều nước khác thuộc châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,...
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Rễ củ của cây bách bộ được sử dụng để làm thuốc cải thiện bệnh lý.
Thu hái: Bách bộ được thu hái khi rễ củ cong quẹo dài khoảng từ 10 - 25 cm, đường kính từ 0.5 - 1.5 cm. Củ có đầu trên hơi phình to và đầu dưới thuôn nhỏ. Thời điểm thu hoạch là vào mùa thu đông đến đầu mùa xuân năm sau.
Chế biến: Rễ củ bách bộ sau khi thu hái cần được rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Sau đó, cắt bỏ 2 đầu của rễ củ và ủ mềm. Sau đó, cắt mỏng rồi phơi khô. Khi sử dụng, có thể tẩm thêm một ít mật và sao vàng.
Cách bảo quản dược liệu: Dược liệu bách bộ cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt vì dược liệu rất dễ bị ẩm mốc. Đôi khi, cần đem ra phơi lại khoảng 1 - 2 giờ dưới ánh nắng.
Thành phần hóa học của bách bộ
Trong dược liệu bách bộ, có chứa những thành phần hóa học sau:
- Stemonine
- Tubersostemonine
- Isotubersostemonine
- Stemine
- Hypotubersostemonine
- Oxotubersostemonine
- Glucid
- Lipid
- Protid
- Acid hữu cơ (acid citric, oxalic, malic, acetic,...)
Tính vị và quy kinh của dược liệu bách bộ
Tính vị:
- Vị đắng, không độc (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
- Vị ngọt, không độc (theo Dược Tính Bản Thảo)
- Vị ngọt đắng, tính hơi ôn (theo Trung Dược Học)
- Tính hơi ôn (theo Danh Y Biệt Lục)
Quy kinh:
- Kinh Phế (theo Trung Dược Học)
- Kinh Phế (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tác dụng dược lý của dược liệu bách bộ
Theo dược lý hiện đại, bách bộ có những tác dụng sau:
- Có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn và virus gây bệnh. Nó cũng có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột già, bệnh lỵ, phó thương hàn,...
- Có tác dụng diệt ký sinh trùng như muỗi, rệp, bọ chét, ấu trùng ruồi,...
- Có tác dụng giảm ho, giảm sự hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm các cơn ho do ức chế.
- Kháng histamin gây co giật.
- Có tác dụng trị giun và diệt côn trùng.
- Có tác dụng long đờm khi thí nghiệm ở chuột nhắt và trị giun đũa ở lợn.
Theo y học cổ truyền, bách bộ có các tác dụng sau:
- Công dụng: Nhuận phế, sát trùng và chỉ khái.
- Chủ trị: Trị ho thường, ho lao, ho gà và các triệu chứng ho khác. Trị viêm khí quản mãn tính, trị giun đũa, giun kim,...
Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu bách bộ
Cách dùng: Bách bộ có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác. Nó có thể sử dụng dưới dạng bột mịn, thuốc sắc hoặc đắp ngoài da.
Liều dùng: Liều dùng bách bộ thường là từ 4 - 20 gram/ngày hoặc có thể điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp với thể trạng và tuổi tác.
Những bài thuốc hay từ dược liệu bách bộ
Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây thuốc bách bộ mà bạn có thể tham khảo và lưu lại để sử dụng khi cần:
1. Bài thuốc từ bách bộ trị chứng ho dữ dội, ho lâu ngày không khỏi (Trữu Hậu Phương)
- Chuẩn bị: Rễ bách bộ và củ gừng sống với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rồi giã nát lấy phần nước, trộn hai hỗn hợp nước cốt rồi đem sắc cùng với 2 chén nước để lấy nước dùng.
Xem thêm: Top 10 thuốc ho tốt và an toàn
2. Bài thuốc từ bách bộ trị ho lâu năm không khỏi (Thiên Kim Phương)
- Chuẩn bị: 20 gram rễ bách bộ.
- Cách thực hiện: Giã nát toàn bộ rễ bách bộ vừa được chuẩn bị, vắt lấy phần nước cốt rồi đem đun lại khoảng 5 phút để cho phần nước cốt dẻo quánh lại. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng ăn và sử dụng mỗi ngày 3 lần.
Xem thêm: Top 9 bài thuốc trị ho hiệu quả
3. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị chứng ho nhiều (Tục Thập Toàn Phương)
- Chuẩn bị: Dây và rễ cây bách bộ cùng với mật ong bạc hà nguyên chất.
- Cách thực hiện: Mang dây và rễ của cây bách bộ rửa sạch với nước sạch để loại bỏ lớp đất cát, sau đó đem giã nát để lấy nước cốt. Thêm một ít mật ong nguyên chất và trộn đều sao cho liều lượng của hai nguyên liệu bằng nhau. Tiếp theo đem nấu thành cao. Mỗi lần sử dụng 1 - 2 thìa cafe để ngậm và nuốt trôi từ từ.
4. Bài thuốc từ bách bộ trị chứng ho dữ dội, đặc biệt khi về đêm
- Chuẩn bị: Rễ bách bộ và rượu trắng.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ rễ bách bộ đã được chuẩn bị rửa qua với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào bình thủy tinh cùng với phần rượu trắng đã được chuẩn bị. Sau 5 - 7 ngày ngâm là có thể sử dụng, mỗi lần sử dụng một chén nhỏ và dùng mỗi ngày 3 lần.
5. Bài thuốc từ bách bộ trị tình trạng tự nhiên ho và ho dai dẳng không dứt
- Chuẩn bị: Rễ bách bộ.
- Cách thực hiện: Mang rễ bách hộ rửa sạch với nước sạch rồi đem hơ trên lửa cho khô. Mỗi lần sử dụng một đoạn rễ bách bộ để giã lấy nước, dùng để ngậm và nuốt trôi từ từ.
6. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị ho do hàn ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Bách bộ (sao) và ma hoàng (khử mắt) mỗi vị 30 gram và hạnh nhân (bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn rồi đem sao).
- Cách thực hiện: Đem bách bộ và ma hoàng tán thành bột mịn. Còn hạnh nhân, đem bỏ vào nước thật sôi, vớt ra rồi nghiền thành bột mịn. Thêm một ít mật để hoàn thành viên với kích thước mỗi viên bằng hạt bồ kết. Mỗi lần sử dụng 23 viên cùng với ly nước ấm.
7. Bài thuốc từ bách bộ trị các chứng ho do hư chứng
- Chuẩn bị: Bách bộ, thiên môn đông, mạch môn đông, tang căn bạch bì, bối mẫu, ngũ vị tử và tử uyển với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 6 chén nước và tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 2 chén. Chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
8. Bài thuốc từ bách bộ trị ho do cảm mạo, ít đờm và ngứa cổ họng
- Chuẩn bị: 16 gram bách bộ cùng với cát cánh, kinh giới và bạch tiền mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc với nước lọc để dùng cải thiện bệnh lý.
>>> Tham khảo: Top 5 phương pháp phòng và điều trị cảm lạnh, cảm cúm
9. Bài thuốc từ bách hộ trị ho do lao phổi hoặc do phế nhiệt
- Chuẩn bị: Bách bộ, sa sâm và mật ong nguyên chất mỗi vị 640 gram.
- Cách thực hiện: Đem bách bộ và sa sâm sắc cùng với 6 chén nước. Sau đó, chắt lọc lấy phần nước và bỏ phần bã. Thêm một lượng mật ong vừa đủ và tiếp tục đun cho thành cao. Mỗi lần sử dụng 8 ml và dùng mỗi ngày 2 lần.
10. Bài thuốc từ bách bộ trị ho, suyễn, viêm khí quản mãn tính
- Chuẩn bị: 20 gram bách bộ, 8 gram ma hoàng, 5 cái miên hoa căn và 1 củ đại toán.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đã được liệt kê trên sắc để lấy nước dùng. Kiên trì sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.
Hình ảnh minh họa
11. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị bệnh ho gà
Cách số 1: Theo Sổ tay Lâm Sàng Trung Dược
- Chuẩn bị: 1015 gram bách bộ.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống. Đối với trẻ nhỏ cần giảm liều dùng còn phân nửa.
Cách số 2: Theo Sổ tay Lâm Sàng Trung Dược
- Chuẩn bị: Bách bộ và bạch tiền mỗi vị 12 gram; 4 gram cam thảo cùng với 2 tép đại toán.
- Cách thực hiện: Thêm một ít đường vào sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Sử dụng liên tục 3 - 5 ngày để thấy rõ kết quả đạt được.
12. Bài thuốc sử dụng bách bộ giúp cải thiện các chứng ho
- Chuẩn bị: 20 gram bách bộ.
- Cách sử dụng: Đem bách bộ rửa sạch rồi sắc cùng với 4 chén nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 60 ml. Chia lượng nước sắc được thành 3 phần nhỏ trong ngày.
13. Bài thuốc từ bách bộ trị bệnh lao phổi
- Chuẩn bị: Bách bộ và bạch cập mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem bách bộ sắc cùng với bột bạch cập để lấy nước dùng. Có thể chia phần nước sắc được thành nhiều phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
14. Bài thuốc từ bách bộ trị bệnh lao phổi có hang
- Chuẩn bị: 20 gram bách bộ cùng với đào nhân, đơn bì và hoàng cầm mỗi vị 10 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 60 ml. Dùng mỗi ngày một thang thuốc và sử dụng liên tục trong vòng 2 - 3 tháng.
15. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị giun kim
Cách số 1: Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
- Chuẩn bị: Bách bộ tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch bách bộ rồi sắc lấy một đoạn nhỏ. Cuối cùng nhét thẳng vào trong lỗ hậu môn trong một tuần.
Cách số 2: Theo Sổ tay Lâm Sàng Trung Dược
- Chuẩn bị: 40 gram bách bộ.
- Cách thực hiện: Đem bách bộ sắc lấy nước cô đặc. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn 10 - 20ml. Sau đó cho thụt vào lỗ hậu môn trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong 23 đêm.
Cách số 3: Theo Sổ tay Lâm Sàng Trung Dược
- Chuẩn bị: Bách bộ và tử thảo mỗi vị 20 gram, 100 gram vaselin cùng với thạch cao vừa đủ.
- Cách thực hiện: Đem bách bộ và tử thảo tán thành bột mịn rồi trộn đều toàn bộ nguyên liệu. Sau đó, dùng hỗn hợp bôi quanh hậu môn.
Cách số 4: Theo Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam
- Chuẩn bị: Bách bộ, sử quân tử và bình lang với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, thêm một ít dầu rồi thụt quanh hậu môn.
16. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị giun đũa
- Chuẩn bị: 12 gram bách bộ.
- Cách thực hiện: Mang 12 gram bách bộ vừa được chuẩn bị sắc để lấy nước uống. Dùng thuốc vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói và sử dụng liên tục trong 5 ngày. Sau đó, dùng thêm thuốc xổ.
17. Bài thuốc từ bách bộ trị tình trạng nuốt phải đồng tiền xu
- Chuẩn bị: 160 gram rễ bách bộ và 640 gram rượu trắng.
- Cách thực hiện: Rễ bách bộ cần được rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch sau đó đem ngâm cùng với rượu trắng qua một đêm. Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ và sử dụng mỗi ngày 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối.
18. Bài thuốc từ bách bộ trị vàng da, phù
- Chuẩn bị: Rễ bách bộ tươi.
- Cách thực hiện: Đem bách bộ rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ phần đất cát, sau đó giã nát. Đắp một ít lên rốn, phần còn lại đắp lên nửa tô xôi giã mềm dẻo, dùng khăn bịt kín khoảng 12 ngày.
19. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị côn trùng đi vào lỗ tai
- Chuẩn bị: Bách bộ.
- Cách thực hiện: Thái bách bộ thành từng khuynh nhỏ. Đem mặt vừa cắt được chà xát nhẹ nhàng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện nhiều lần trong ngày, không giới hạn số lần thực hiện.
20. Bài thuốc sử dụng bách bộ để trị trong quần áo có bọ chét, rận, chí
- Chuẩn bị: Bách bộ và tần giao.
- Cách thực hiện: Nghiền nhỏ hai vị dược liệu trên rồi cho vào lồng tre xông khói lên cho các bọ chét, rận hay chí đi ra ngoài. Hoặc có thể đem nấu nước để giặt áo.
21. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị vết đốt do chí, bọ chét hay rận đốt
- Chuẩn bị: 120 gram bách bộ và 1 lít cồn.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ bách bộ vừa được chuẩn bị ngâm cùng với 1 lít cồn. Sau 24 giờ ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng một ít để thoa trực tiếp lên vết thương.
22. Bài thuốc sử dụng bách bộ trị da bị vẩy nến, nổi mẩn ngứa, viêm da, muỗi cắn
- Chuẩn bị: Bách bộ.
- Cách thực hiện: Xắt bách bộ thành từng khuynh nhỏ. Đem mặt vừa cắt được chà xát nhẹ nhàng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện nhiều lần trong ngày, không giới hạn số lần thực hiện.
23. Bài thuốc từ bách bộ trị da bị mề đay
- Chuẩn bị: 20 gram bách bộ cùng với bằng sa và hùng hoàng mỗi vị 8 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để vệ sinh vùng da bị mề đay. Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần.
Xem thêm:
Các đối tượng tỳ hư hoặc bị tiêu chảy không nên sử dụng các bài thuốc từ bách bộ. Cần thận trọng khi sử dụng bách bộ vì nó có tính hoạt trường, rất dễ làm tổn thương đến vị. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ y học cổ truyền để biết thêm công dụng và liều dùng sử dụng phù hợp với thể trạng của bản thân.