Khiêm tam thất

Viêm giáp Hashimoto (hay còn được gọi là viêm tuyến giáp lympho tự miễn) là một tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính do rối loạn miễn dịch. Bệnh này phổ biến ở nhóm tuổi 30-50 tuổi và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần so với nam giới. Tam thất Lào Cai cùng quý độc giả sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto:

Viêm tuyến giáp Hashimoto là gì?

Viêm giáp Hashimoto là một loại viêm tuyến giáp tự miễn dịch gây suy giáp mạn tính. Bệnh này có thể diễn biến thầm lặng, người bệnh không có biểu hiện trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi tuyến giáp to hoặc kết quả xét nghiệm máu không bình thường. Tại Mỹ, viêm giáp Hashimoto chiếm tỷ lệ lớn gây suy giáp. Bệnh này được đặt theo tên của tiến sĩ Hakaru Hashimoto - người đã tìm ra bệnh vào năm 1912. Các tên khác của bệnh viêm giáp Hashimoto bao gồm: viêm giáp tự miễn mạn tính, viêm giáp lympho bào mạn tính.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Nguyên nhân viêm giáp Hashimoto là do hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể tấn công, gây viêm và phá hủy tế bào tuyến giáp của người bệnh. Theo thời gian, tế bào tuyến giáp bị phá hủy quá nhiều, số lượng tế bào tuyến giáp còn lại quá ít, không sản xuất đủ lượng hormone giáp để đáp ứng nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng suy giáp vĩnh viễn với nhiều biểu hiện trên lâm sàng. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh viêm giáp Hashimoto cũng suy giáp.

Các yếu tố nguy cơ bệnh Hashimoto

Các yếu tố tăng nguy cơ phát triển bệnh Hashimoto bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Nếu ông bà, cha mẹ trước đó bị viêm giáp Hashimoto thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto cao gấp 10 lần nam giới.
  • Tuổi tác: Nguy cơ phát triển bệnh viêm giáp Hashimoto và các bệnh tuyến giáp khác tăng lên khi tuổi cao.
  • Bệnh Hashimoto có nguy cơ xảy ra ở đối tượng mắc các tình trạng tự miễn dịch khác như: Bệnh Addison, Bệnh Celiac, Lupus, Thiếu máu ác tính, Viêm khớp dạng thấp, Hội chứng Sjogren, Tiểu đường type 1.

Triệu chứng của viêm giáp Hashimoto

Một số người mắc bệnh Hashimoto ở giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng cường giáp, suy giáp. Khi bệnh tiến triển, tuyến giáp sẽ to ra và tạo ra cảm giác căng tức ở dưới cổ. Triệu chứng suy giáp gồm:

  • Mệt mỏi, uể oải và ngủ li bì.
  • Tăng cân bất thường.
  • Táo bón.
  • Da khô.
  • Tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
  • Nhịp tim chậm hơn bình thường.
  • Cứng khớp và đau cơ.
  • Tóc khô, dễ gãy; tóc mọc chậm hoặc rụng.
  • Chán nản, khó tập trung, trầm cảm.
  • Mắt và mặt sưng húp.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Giảm ham muốn.
  • Chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
Xét nghiệm TSH

 Chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto thông qua các xét nghiệm như TSH, T4, kháng thể giáp,...

Tài liệu tham khảo:

Chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto

Để chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto, bác sĩ sẽ tiến hành những bước sau:

  • Khám lâm sàng để xác định có phì đại tuyến giáp hay không.
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để kiểm tra mức hormone T4.
  • Xét nghiệm T4 để xác định nồng độ thyroxine trong máu.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng giáp để tìm hiểu các kháng thể liên quan đến bệnh Hashimoto.
  • Siêu âm tuyến giáp để xác định kích thước và hình dạng của tuyến giáp.

Tuy nhiên, viêm tuyến giáp Hashimoto có thể được chẩn đoán ngay cả khi không có triệu chứng, nồng độ kháng thể cao nhưng nồng độ hormone tuyến giáp bình thường.

Cách điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto

Trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng nồng độ hormone tuyến giáp bình thường và không có tình trạng bướu cổ, người bệnh sẽ được khuyến nghị theo dõi thêm một thời gian.

Tìm hiểu: bị u tuyến giáp có uống được tam thất không sẽ cho bạn một số câu trả lời về cách chữa u tuyến giap bằng đông y

1. Điều trị nội khoa

  • Nếu người bệnh có nồng độ kháng thể giáp cao nhưng xét nghiệm chức năng tuyến giáp bình thường (TSH và Free T4), không cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
  • Nếu người bệnh chỉ có TSH tăng nhẹ, có thể cần hoặc không cần dùng thuốc ngay. Người bệnh có thể kiểm tra mức TSH định kỳ để xem liệu bệnh có đang phát triển suy giáp lâm sàng hay không. Trong trường hợp suy giáp lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét liệu cần dùng hormone giáp bổ sung tạm thời hay không.
  • Các trường hợp cường giáp thường chỉ cần điều trị các triệu chứng.
  • Người bệnh suy giáp vĩnh viễn do viêm tuyến giáp Hashimoto sẽ cần điều trị bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt đời để khôi phục và duy trì mức hormone T4 ổn định và cải thiện triệu chứng suy giáp.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp tuyến giáp bị phì đại, chèn ép hoặc gây ảnh hưởng tâm lý, tự ti khi có bướu ở cổ.

Biến chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Nếu suy giáp do bệnh Hashimoto không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng như cholesterol cao, bệnh tim và suy tim, huyết áp cao, trầm cảm, hôn mê phù niêm (biến chứng hiếm gặp, có thể gây tử vong), gây rối cho sự phát triển và trí não của thai nhi.

 Viêm tuyến giáp Hashimoto nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh viêm giáp Hashimoto và nguy cơ ung thư

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc viêm giáp Hashimoto có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp và ung thư đại trực tràng cao hơn nhóm không mắc bệnh này. Do đó, khi có những nhân giáp trên siêu âm, cần được kiểm tra và theo dõi cẩn thận.

Chăm sóc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Để điều trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hiệu quả, người bệnh cần chú ý các điều sau:

  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Tái khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến trình điều trị.
  • Uống thuốc đúng liều sống dược hướng dẫn.

Viêm giáp Hashimoto không thể chữa khỏi, nhưng Tam thất Lào Cai nhấn mạnh việc duy trì thuốc có tác dụng kiểm soát bệnh suy giáp và nồng độ hormone tuyến giáp sẽ giúp người bệnh có cuộc sống bình thường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *