Ít ai biết rằng cây bồ công anh, mặc dù mọc ven đường, lại có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi được chế biến thành trà. Từ xưa, loại cây này đã được coi là thảo dược giải nhiệt, tiêu viêm và thanh lọc cơ thể. Cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh đều là nguyên liệu quý trong những bài thuốc lâu đời.
Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về trà bồ công anh, từ cây bồ công anh, thành phần dinh dưỡng, lợi ích, cách pha trà và lưu ý quan trọng trước khi uống trà.
Cây bồ công anh là cây gì? Có mấy loại?
Bồ công anh là loại cây thuộc họ Cúc, mọc thẳng, cao từ 0.5 - 2 mét. Cây có lá dài, mọc so le nhau, mép có nhiều răng cưa. Bồ công anh cũng nổi tiếng với những bông hoa đẹp, màu trắng hoặc vàng, mọc thành cụm vào khoảng mùa hè. Cây bồ công anh còn có nhiều tên khác như rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời và tên khoa học là Lactuca indica L. Bồ công anh chủ yếu mọc ở các nước thuộc Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Ở Việt Nam, cây này thường mọc tự nhiên bên ven đường và ít ai biết rằng chúng có khả năng chữa nhiều loại bệnh.
Có nhiều dạng bào chế thuốc từ bồ công anh như: thuốc nén viên, chất lỏng chiết xuất, nước ép, cây bồ công anh tươi, rượu thuốc,... Trong đó, trà bồ công anh là dạng nhận được nhiều sự quan tâm nhất do thơm ngon và dễ dùng mỗi ngày. Tác giả GS. TS. Đỗ Tất Lợi đã chia cây bồ công anh thành 3 loại, bao gồm:
- Bồ công anh cao: Loại cây phổ biến, thường mọc ở đồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam. Cây có thân thẳng, chỉ cao khoảng 1 mét và lá mỏng. Bồ anh cao có hàm lượng thuốc khá thấp.
- Cây chỉ thiên: Thường mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Nam nước ta. Chúng thường được trồng làm cảnh hoặc để nấu canh, làm trà bồ công anh.
- Bồ công anh Trung Quốc: Còn được gọi là bồ công anh lùn vì có thân khá thấp (khoảng 60cm). Đây là dược liệu được sử dụng trong việc làm ra nhiều loại thuốc quý.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây bồ công anh
Bồ công anh là loại cây nổi tiếng với vị trí đầu bảng trong lĩnh vực thanh nhiệt, lợi thấp thông lâm, giải độc cơ thể. Đồng thời, chúng cũng không gây tác dụng phụ. Từ rễ, thân, lá đến hoa bồ công anh đều chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Mỗi 180 gram rau bồ công anh chứa:
- 5 gram protein
- 9 gram chất xơ
- Vitamin A, C, E, K, B6,...
- Thiamin
- Sắt
- Magie
- Phốt pho
- Kali
Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, trà bồ công anh có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người, đồng thời giúp mát gan và thải độc.
Lợi ích khi uống trà bồ công anh
Mặc dù cây chỉ thiên không phải là dược liệu quý để chữa bệnh như bồ công anh Trung Quốc, nhưng trà bồ công anh vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều đó là do loại cây này chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh và chất dinh dưỡng bên trong.
Giải độc gan
Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Tuy nhiên, vì gan không thể đau hoặc xuất hiện triệu chứng, nên chúng ta thường khó biết bộ phận này có đang ổn định không. Hậu quả là nhiều người gặp cảnh nóng gan, gan nhiễm mỡ lâu mà không hề hay biết. Uống trà bồ công anh mỗi ngày là một trong những giải pháp giúp bạn giải độc gan hoàn toàn tự nhiên. Trà có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giúp tăng cường đào thải các độc tố trong gan và làm cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đối với người có bệnh về gan, tham khảo thêm tam thất có tốt cho gan không ?
Trị mụn, đẹp da
Nhờ tính mát, thanh nhiệt cơ thể, trà bồ công anh cũng thường được sử dụng để cải thiện làn da. Đặc biệt là đối với thanh thiếu niên tuổi dậy thì, dễ bị nóng trong người và lên mụn. Uống trà bồ công anh mỗi ngày là biện pháp chăm sóc da từ bên trong hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc như các liệu pháp thẩm mỹ khác.
Lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi thận
Trà bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giải độc nhờ khả năng thanh lọc thận. Đồng thời, uống trà bồ công anh thường xuyên cũng hỗ trợ ngăn ngừa hoặc đánh tan sỏi thận.
Phòng ngừa tiểu đường
Nếu lá lách trong cơ thể không tiết đủ insulin hoặc máu không hấp thụ đủ insulin, bạn sẽ nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trà bồ công anh có khả năng thúc đẩy quá trình tiết hormon insulin của tuyến tụy, giữ được lượng đường trong máu ở mức thấp, giúp tránh khả năng tiểu đường xảy ra.
Cách pha trà bồ công anh tại nhà đơn giản
Công thức pha trà từ cây bồ công anh thường khá đơn giản và ít nguyên liệu cần chuẩn bị. Chưa kể, loại trà này có thể nấu từ nhiều phần khác nhau của cây tùy ý người uống: thân khô, hoa hoặc rễ, nên rất dễ mua nguyên liệu. Dưới đây là một số công thức để pha trà bồ công anh:
Trà hoa tươi bồ công anh
Chuẩn bị:
- 8 bông hoa tươi từ cây bồ công anh
- 360ml nước sôi trên 95 độ C
- Nước có pha với một muỗng giấm trắng
Cách làm:
- Rửa bồ công anh tươi dưới vòi nước rồi đem ngâm trong nước giấm để loại bỏ bớt bụi bẩn và ký sinh trùng.
- Sau đó, ngâm hoa tươi trong nước sôi, đậy kín và để khoảng 5 phút.
Trà bồ công anh khô
Chuẩn bị:
- 10g trà khô từ bồ công anh
- 150ml nước sôi (1) và 50ml nước sôi (2)
- Ấm, bình nấu trà
Cách làm:
- Tráng đều ấm trà bằng phần nước sôi (2), sau đó đổ đi.
- Cho trà khô vào ấm, rồi rót nước sôi (1) theo tỷ lệ đã nêu. Đợi 5 - 7 phút là có thể dùng.
Trà túi lọc bồ công anh
Ngâm một túi lọc trong 100ml nước sôi từ 3 - 5 phút để trà hòa tan và có thể thêm đường, mật ong hoặc đá theo ý thích.
Lưu ý khi pha trà bồ công anh
Một trong những điều bạn cần chú ý khi pha trà bồ công anh chính là bảo quản trà. Bạn nên để trà ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, chọn hộp sạch, không có mùi và nắp đậy kín để trà không bị bay mất mùi hoặc bị nhiễm mùi từ những vật dụng, thực phẩm khác. Nếu phát hiện trà bị hư hỏng, ẩm mốc, bạn nên dừng sử dụng. Vì vậy, hãy chú ý mua trà bồ công anh ở thương hiệu uy tín và có quá trình kiểm định nghiêm ngặt.
Tham khảo thêm: Cách làm và tác dụng của Trà hoa tam thất
Trà bồ công anh có thể khó uống không?
Khi nhắc đến trà bồ công anh, nhiều người thường thấy khó chịu vì sợ trà có mùi cỏ dại nồng và khó uống. Thực tế, trà bồ công anh có vị hơi chát và thơm nhẹ. Nếu bạn đã từng uống nhiều loại trà, bạn sẽ thấy trà bồ công anh không quá khó uống. Đối với những người ít uống trà, có thể cần một thời gian để quen với mùi vị này. Để tạo cảm giác dễ uống, bạn có thể pha thêm đường phèn hoặc mật ong vào trà bồ công anh.
Tìm hiểu phụ nữ mang thai có uống được hoa tam thất không
Nên uống trà bồ công anh với liều lượng như thế nào là hợp lý?
Vì bồ công anh là loại cây dược, nên không nên dùng bao nhiêu trà cũng được. Trung bình, mỗi ngày một người chỉ nên dùng 9 - 12 gram trà. Tuy nhiên, liều dùng trà bồ công anh còn tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, nếu có cơ hội, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia hoặc điều dưỡng để nắm rõ liều dùng phù hợp. Nếu không, bạn có thể cân nhắc sử dụng theo khuyến cáo trên.
Tác dụng phụ và người không nên uống trà bồ công anh
Trong quá trình sử dụng trà bồ công anh, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và phản ứng dị ứng cơ thể như mẫn cảm da, viêm da tiếp xúc. Điều này có thể do bồ công anh tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh và thuốc gan. Để tránh tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng trà bồ công anh. Nếu gặp tác dụng phụ, hãy dừng sử dụng. Ngoài ra, những đối tượng sau đây không nên dùng trà bồ công anh vì có thể gây nguy hiểm: trẻ em, bà bầu hoặc mẹ đang cho con bú, người dị ứng/mẫn cảm với bồ công anh, người có bệnh đái tháo đường, cao huyết áp hoặc suy tim sung huyết, bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc tắc ruột, và người dị ứng nhựa cao su.
Tham khảo thêm về các loại trà:
- trà giải nhiệt cho mùa hè
- 17 loại trà ngon nổi tiếng Việt nam
- Quả tam thất khô pha trà
- Trà tam thất xạ đen
Trên đây là những thông tin cơ bản về trà bồ công anh. Tam thất bắc hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về trà bồ công anh.