Tam thất Sapa là loại cây dược liệu, vị thuốc trân quý, hiếm có và giá trị cao. Tam thất Sapa được tìm thấy nhiều trên dải núi Hoàng Liên Sơn (mặt quay về hướng đông), mọc rải rác trong các khe núi, nơi ẩm ướt và có khe suối chảy qua.
Không khó để tìm được tam thất Sapa, tuy nhiên có rất nhiều điểm lưu ý về nguồn gốc thật sự, cách phân biệt và đặc điểm của loại cây quý này. Đặc biệt, rất nhiều người thiếu thông tin sẽ bị nhầm lẫn với loại tam thất bán tràn lan ở các chợ Sapa.
Tam thất Sapa là gì ?
Trước tiên cần làm rõ vấn đề về định nghĩa tam thất ở Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng ta gọi chung 2 loại Panax Vietnamensis và Panax Pseudoginseng là tam thất bắc.
Panax Pseudogiseng được trồng rất phổ biến ở Trung Quốc, Lào Cai, Hà Giang. Loại này thường thu hoạch trong vòng 3-4 năm, có phần rễ củ to hơn, ngắn hơn, giá thành ổn định, tuy nhiên chúng không phải là tam thất có nguồn gốc từ Sapa. Vậy Sapa có trồng loại Panax Pseudogiseng này không ? câu trả lời là có và ở mục tiếp theo trong bài viết này.
Quý bạn đọc xem ảnh dưới đây để có cái nhìn rõ hơn:
Ảnh: Củ tam thất trồng (panax pseudoginseng) khi còn tươi
Ảnh: Củ tam thất trồng (panax pseudoginseng) sau khi phơi sấy khô
Panax Vietnamensis (có nhiều chi khác nhau, trong đó nổi tiếng có Sâm Ngọc Linh với tên khoa học là Panax Vietnamensis Et Hav Grush) có phần rễ củ dài, nhiều mắt (lỗ) so le ở hai bên thân. Tam thất Sapa chính là một chi trong loại này. Tam thất Sapa mọc trong tự nhiên (hiện nay chưa có giống và kỹ thuật để trồng đại trà số lượng lớn), do đó chúng được gọi nhiều hơn với cái tên như tam thất hoang, tam thất rừng, tam thất Hoàng Liên.. vân vân.
Ảnh dưới đây là một củ tam thất Sapa được ông Lê Hữu Ước, chủ khách sạn Người Miền Núi mua vào năm 2016 từ người dân đi rừng khai thác:
Ảnh: Tam thất Sapa
Ở đây không nhắc đến tam thất nam, một loại cây thuộc họ gừng sống ở vùng nhiệt đới với giá trị dược liệu thấp hơn rất nhiều.
Tam Thất Sapa Trồng ở đâu
Sapa trên thực tế lại là vùng khí hậu tuyệt vời cho cả 2 loại Panax Pseudoginseng và Panax Vietnamensis. Khi tìm mua tam thất ở Sapa, quý khách sẽ dễ dàng được giới thiệu loại củ được trồng tại chính các vùng lân cận thị trấn Sapa.
Năm 2015, được sự hỗ trợ vốn và kỹ thuật, 3 hộ dân tại đây đã bắt đầu trồng 3 ha cây tam thất bắc. Tính đến hiện tại, thời gian canh tác là được 7 năm. Một số điểm khác thuộc huyện Sapa cũng tiếp nối đi vào trồng loại dược liệu quý này.
Trước đó, vào năm 2013 Huyện Sapa đã có chương trình cấp giống cho 4 xã vùng đệm trồng tam thất. Dự án này nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình tại các xã khó khăn. Ở hạng mục tư nhân, thời điểm chúng tôi khảo sát có 04 vườn ở Sấu Chua, Sapa. Đường lên Sấu Chua khá dễ tìm. Từ thành phố Lào Cai đi Thị Trấn Sapa (nay là Thị xã Sapa), khi còn cách trung tâm thị trấn tầm 7-8km quý khách nhìn bên tay trái sẽ thấy biển chỉ đường rẽ trái đi Sấu Chua. Đi theo đường này khoảng 8km sẽ thấy một số hộ dân trồng hoa (vườn lớn để kinh doanh) bên tay trái. Tại vì khu vực này không có số nhà cũng không có biển dẫn, quý khách hỏi thăm người dân sẽ được chỉ đến vườn tam thất nằm cách không xa những nhà trồng hoa nói trên (bên tay phải).
Quý khách muốn tìm vườn để mua cây giống tam thất sapa:
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây ôn đới Sapa có cả loại tam thất Panax Pseudoginseng (Panax Notogiseng) và Panax Vietnamensis (tam thất rừng) có trưng bày và hỗ trợ mua cây giống. Hiện nay đơn vị này đã có facebook và số điện thoại công bố trên mạng.
Tam Thất Hoàng Liên hay Sâm Hoàng Liên
Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập năm 2002. Diện tích quy hoạch nằm toàn bộ trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, vườn quốc gia sở hữu thảm thực vật phong phú. Đỉnh cao nhất của rừng quốc gia Hoàng Liên là ngọn Fansipang cao 4143m. Đặc biệt tại vùng núi này người ta tìm thấy cây tam thất dại nhiều năm tuổi sống dưới những tán rừng già. Sâm Hoàng Liên trong sách đông y Việt Nam chính là nói đến “Điền Sâm mọc tại Hoàng Liên San”. Nói cách khác chính là tam thất Sapa rừng.
Bảo vệ tam thất Sapa
Bắt đầu từ năm 2011, rừng Hoàng Liên được đưa vào danh mục bảo vệ. Một số ít người dân tộc thiểu số sống ở bản Cat Cat còn thu hoạch được cây rừng. Phần nhỏ trong đó là thảo dược tam thất sapa. Năm 2013 Ban quản lý rừng Hoàng Liên đã có quyết định triển khai dự án bảo tồn và phát triển Tam thất hoang. Đồng thời nhân giống phục vụ các chương trình trồng nếu có sau này. Đặc biệt vườn quốc gia hoàng liên cũng đã thu và ươm giống thành công 1000 cây giống tam thất Sapa các loại. Tại sao nói tam thất Sapa quý hiếm
Như phân tích ở trên, diện tích trồng tam thất ở nơi này là khá khiêm tốn cho nên số lượng ít. Sau khi thu hoạch, sản phẩm thường thu mua tại chỗ để bán cho du khách. Với quan điểm cá nhân của chúng tôi, tam thất Sapa được dân địa phương tiêu thụ khá nhanh. Cho nên thời điểm mua tốt nhất là ngay sau khi thu hoạch. Nói về tam thất rừng Sapa thì còn khó hơn. Hàng năm người dân tộc thiểu số (không chỉ Sapa mà cả huyện Văn Bàn) đi rừng khai thác sản vật, dọc theo núi Hoàng Liên Sơn có thể thu được tam thất Sapa rừng. Tuy nhiên về đến bìa rừng là các thương lái đã mua hết. Do đó nhất định phải đặt trước, khi hàng về là "xúc" ngay. Ngoài ra quý khách hết sức lưu ý vì Sapa là thị trấn du lịch, rất nhiều loại hàng hóa nguồn gốc không bảo đảm được bán cho du khách, khi mua cần có sự kiểm tra nhất định.
Mua Tam Thất Sapa chuẩn ở đâu
Trước hết cửa hàng chúng tôi không có bán sản phẩm có nguồn gốc sapa. Chúng tôi nhập từ vườn tại huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và Hà Giang. Để mua được đặc sản Sapa xịn, bạn nên hỏi người Sapa bản địa để có thể tìm được địa chỉ tin cậy. Cửa hàng tam thất Lào Cai có kết nối với một số hộ dân ở Hầu Thào (Sapa) và Văn Bàn, những người có đi rừng khai thác tam thất, sâm... Quý khách có nhu cầu đặt mua tam thất rừng Sapa có thể kết nối qua hotline 0919 666 568 hoặc Zalo, Facebook của cửa hàng. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Sapa là thị trấn du lịch nơi hàng hóa được bày bán với sự kiểm duyệt thị trường chưa được thật sự hoàn hảo. Là một người dùng thông thái, quý khách có thể cần ưu tiên vấn đề nguồn gốc sản phẩm trước khi mua.
Phân biệt với tam thất Trung Quốc
Đối với củ tam thất hàng trồng (Panax Pseudoginseng), rất khó để phân biệt đâu là hàng trồng tại Việt Nam và đâu là hàng Trung Quốc vì sau khi phơi khô rất giống nhau. Trên thực tế, hàng Trung Quốc nếu mua tại nội địa đất tàu có chất lượng hơn hẳn hàng Việt Nam. Vấn đề nằm ở khâu kiểm duyệt chất lượng (dược liệu loại 1-2-3-rác) khi nhập khẩu của các nhà buôn. Đối với nụ tam thất, việc này khá dễ. Nụ tam thất Trung Quốc lúc nào cũng tròn vành, đẹp, xanh non. Còn nụ tam thất Sapa lổm nhổm xấu xí ^^ thậm chí mốc xanh mốc đỏ (mốc không mua nha). Cập nhật thêm để quý khách nắm được vấn đề về hàng giả, hàng kém chất lượng ở mục các câu hỏi về tam thất: Quý khách xem tại bài viết sau: https://tamthatbac.org/faq-tam-that/ ở mục giải đáp câu hỏi "có tam thất giả không?"
Cách pha trà tam thất theo cách miền núi
Trà tam thất khá phổ biến ở Lào Cai, Sapa. Không chỉ bởi nét thanh nhã, ấm cúng phù hợp với khí hậu vùng núi, thành phần trong nụ tam thất còn mang nhiều tinh chất quý hiếm, nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe. Trong tam thất sapa có nhiều hợp chất quý, đặc biệt là Saponin, Dencichin tác dụng lên huyết áp, lưu thông máu giúp bạn tĩnh tâm, an thần, thoải mái. Đây là công dụng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, thực nghiệm. Nụ tam thất bao tử chứa đến 12% Saponin cao hơn rễ và thân rất nhiều.
Tham khảo: Trà hoa tam thất