Khiêm tam thất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có thuốc Nam hoặc Đông y. Tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn sức khỏe, người bệnh nên thông qua thăm khám để xác định nguyên nhân gây tê mỏi và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Chữa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Triệu chứng tê bì chân tay xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cơn tê mỏi bắt đầu râm ran từ các đầu ngón tay, ngón chân sau đó lan rộng ra. Tê mỏi có thể kéo dài khiến chân tay không còn cảm giác, vấn đề này gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh.

Chưa tê bì chân tay

Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Trong đó người già, phụ nữ mang thai hoặc người có sức khỏe kém dễ gặp phải tình trạng tê mỏi tứ chi. Để điều trị, trước hết người bệnh phải tìm ra nguyên nhân gây tê mỏi. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại của mỗi người đưa ra phương án sao cho phù hợp nhất.

Trong số các biện pháp điều trị tê bì chân tay, sử dụng thuốc là cách mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị theo phương pháp này. Trường hợp tê mỏi do thói quen, do dinh dưỡng có thể điều chỉnh thông qua chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng thuốc.

Riêng trường hợp bệnh lý liên quan ảnh hưởng làm tê mỏi chân tay sẽ phải can thiệp một số loại thuốc để điều trị triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ. Trước khi sử dụng, dù là thuốc tân dược hay thuốc Nam, Đông y, người bệnh cần thông qua thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Theo đó, nếu được chỉ định thuốc Tây y, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng hai dạng thuốc là thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị các nguyên nhân khác. Thuốc điều trị triệu chứng tê mỏi sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, không áp dụng trong thời gian dài vì có nguy cơ gây tác dụng phụ. Thuốc chữa bệnh lý sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay nhanh chóng từ Tây y

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh liên quan đến tình trạng tê bì chân tay mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, do dược tính mạnh nên khả năng cơ thể người bệnh gặp phản ứng phụ là khá cao. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người để đưa ra loại thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc chữa tê bì chân tay bằng tân dược phổ biến như:

Thuốc Paracetamol giảm đau thông thường

Paracetamol thường được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân bị nhức mỏi xương khớp, trong đó có hiện tượng tê bì chân tay. Hầu như đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại thuốc này. Công dụng chính của thuốc được ghi trên bao bì sản phẩm là giúp giảm đau, hạ sốt.

Liều dùng nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, trường hợp lạm dụng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, điển hình là hiện tượng ngứa ngáy, ngứa gan, nổi mẩn đỏ trên da. Đặc biệt, trường hợp nghiêm trọng người bệnh bệnh có thể bị nhiễm độc, táo bón hoặc mất ngủ kéo dài,…

Xem thêm: Trà hoa tam thất giúp tĩnh dưỡng, an thần

Thuốc giúp chống viêm không Steroid (NSAID)

Bên cạnh thuốc Paracetamol, thuốc không Steroid giúp chống viêm cũng là loại được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt, loại thuốc này được sử dụng cho người mắc các bệnh như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Nhờ vào khả năng ức chế Cyclooxygenase nên thuốc giúp cơ thể kìm hãm quá trình tổng hợp Prostaglandin của tế bào.

Đồng thời, thuốc còn phát huy hiệu quả cải thiện khả năng cảm thụ tín hiệu và giảm tình trạng chèn ép cho các dây thần kinh. Tuy nhiên, cũng như thuốc Paracetamol, khi sử dụng người bệnh có khả năng gặp một vài tác dụng phụ như gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hành tá tràng hay viêm loét dạ dày.

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm tê bì

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran hỗ trợ điều trị tình trạng đau và tê mỏi cơ bắp, dây chằng, mô sụn. Nhờ vào những tác động của thuốc, não bộ bắt đầu cân bằng lại những chất dẫn truyền thần kinh. Liều dùng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc Milnacipran một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với cơ thể người bệnh như buồn nôn, gây khô miệng, chán ăn, chóng mặt, huyết áp tăng cao, tăng nhịp tim, co giật, vàng da,…Thuốc không phù hợp cho đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, người đang mắc bệnh về gan, thận, tim hoặc tâm thần,…không nên sử dụng loại thuốc này.

Xem thêm: Tam thất rừng giúp cải thiện máu, xương khớp

Thuốc chữa tê bì chân tay chứa Corticosteroid

Trong trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý gây ra, mức độ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh sử dụng thuốc Corticosteroid. Thuốc có công dụng giảm đau nhanh, đây cũng là một trong số các loại thuốc kháng viêm có dược tính mạnh.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc với dạng tiêm hoặc bôi, uống, hít. Trong đó, dạng thuốc tiêm trực tiếp vào ổ khớp mang lại hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên, thuốc chỉ được tiêm tối đa 3 lần trong một năm. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý tiêm thuốc mà cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để tránh rủi ro.

Thuốc Gabapentin công dụng giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin là một trong những dạng thuốc được dùng điều trị chứng tê bì chân tay. Đặc biệt là đối với đối tượng bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh ngoại biên, thần kinh đái tháo đường, hoặc các hội chứng ở chân gây ra các cơn tê mỏi bất thường. Liều dùng được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp cụ thể.

Khi sử dụng thuốc Gabapentin một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với cơ thể người bệnh như buồn nôn, ói mửa, sưng tấy, khó thở, sốt, hoặc bị động kinh,…Không sử dụng thuốc Gabapentin đối với trường hợp có tiền sử bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, người sắp phẫu thuật.

Các loại thuốc trị tê bì chân tay với vitamin B

Các dạng vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là những chất có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Thuốc chứa các vitamin nhóm B giúp người bệnh thúc đẩy quá trình phục hồi thương tổn tại các dây thần kinh, cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng của các nhóm cơ.

Xem thêm: bột tam thất

Tuy nhiên, cũng tương tự như các loại thuốc khác, thuốc trị tê bì chân tay với vitamin B sẽ gây choáng váng cho người sử dụng. Một số trường hợp sử dụng sau một thời gian sẽ có hiện tượng lệ thuộc vào thuốc. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *