Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều loại thuốc trị suy thận với đủ nhãn mác, mẫu mã, xuất xứ khiến người bệnh không khỏi hoang mang. Vậy thuốc điều trị suy thận loại nào tốt, sử dụng như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe truyền hình VTV2, VTC2,…) giải đáp trong bài viết dưới đây.
Là người nhiều năm nghiên cứu về bệnh thận, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết suy thận xuất phát từ nhiều căn nguyên cơ bản. Những người có tiền sử mắc các bệnh đái tháo đường, viêm gan, tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị suy thận cao hơn so với người bình thường. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt mà còn dẫn đến các loại bệnh lí nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Vì vây, việc tìm ra loại thuốc chữa suy thận hiệu quả đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thuốc Tây chữa suy thận có tốt không?
Không chỉ riêng lương y Tuấn và các chuyên gia y khoa khác cũng nhận định rằng Tây y hiện là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng và lựa chọn để tiến hành điều trị suy thận. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng suy thận cũng như điều kiện của từng người mà cân nhắc sử dụng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của thuốc điều trị suy thận, người bệnh có thể tham khảo.
Bạn muốn biết về chữa suy thận bằng đông y ? Xem tại đây: https://tamthatbac.org/chua-suy-than-bang-dong-y
Ưu điểm thuốc tây chữa suy thận
Thuốc tây được nhiều người tin tưởng trong quá trình điều trị bởi những lợi ích mà nó đem lại sau đây:
- Hiệu quả nhanh chóng: Đối với những cơn đau do suy thận cấp gây ra, bạn chỉ cần uống những loại thuốc giảm đau đặc trị, cơn đau sẽ mau chóng biến mất. Thuốc chữa suy thận giúp bệnh tình được cải thiện nhanh chóng trong thời gian ngắn
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Một trong những ưu điểm lớn nhất của thuốc Tây là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài phải trải qua quá trình giám định, nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt mới được cấp phép, giấy chứng nhận để lưu hành trên thị trường Việt nam. Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm còn là yếu tố quan trọng để điều tra, làm rõ trong những trường hợp thuốc xảy ra tác dụng phụ, hoặc thuốc bị làm giả.
- Đã được kiểm định và công nhận của Bộ Y Tế: Thuốc trị suy thận Tây y hiện đang được bày bán trên thị trường đều đã được cấp phép của Bộ Y Tế Việt Nam. Điều này chứng tỏ thuốc đạt tiêu chuẩn an toàn và không có bất cứ thành phần nào vượt ngưỡng quy định. Người dùng có thể yên tâm sử dụng theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên môn.
Nhược điểm thuốc Tây chữa suy thận
Theo lương y Tuấn, việc lựa chọn Tây y là thuốc chữa suy thận cũng gây ra một số nhược điểm sau đây:
- Nguy cơ tái phát: Lúc này, chúng sẽ sản sinh ra một vài yếu tố chống lại thuốc (hay còn gọi là kháng thuốc). Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng thuốc tây để điều trị thì nên đổi sang loại khác có tác dụng tương tự, hoặc cao cấp hơn.
- Gây tác dụng phụ: Tuy đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra khi người bệnh dị ứng với một thành phần nào đó của thuốc hoặc bị kháng thuốc. Trong trường hợp nặng hơn, tác dụng phụ có thể khiến bạn mắc sang một căn bệnh khác như ngộ độc, gan, dị ứng, sốc thuốc, mất cân bằng hệ vi khuẩn,…và nhiều vấn đề liên quan.
- Gây biến chứng: Sau một thời gian dài sử dụng thuốc chữa suy thận, cơ thể không còn đáp ứng với tác dụng của thuốc. Điều này, có thể gây những biến chứng nặng hơn cho bệnh nhân. Lúc này, người bệnh cần được xét nghiệm, chẩn đoán thì mới biết được kết quả cuối cùng để có phương pháp điều trị khác.
Mặc dù Thuốc tây có thể xuất hiện một vài nhược điểm nhưng không thể phủ nhận lợi ích mà nó đem lại cho người dùng. Hiện nay, thuốc tây chữa suy thận vẫn đang là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn bởi hiệu quả vượt trội cũng như tính tiện dụng của nó. Đặc biệt, thuốc tây còn được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp bệnh trở nặng, diễn tiến xấu, có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Vì vậy, áp dụng thuốc Tây trong quá trình điều trị đang được coi là một trong những phương pháp chữa suy thận tốt nhất hiện nay.
Không chỉ nghiên cứu về y học cổ truyền, lương y Tuấn cũng dành nhiều thời gian tìm đọc về y học hiện đại và nhận thấy hiện nay, có vô vàn loại thuốc được quảng cáo chữa dứt điểm bệnh suy thận với đa dạng mức giá và hình thức sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, thực tế không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng của bệnh.
Xem tham khảo: 30 bài chữa bệnh không dùng thuốc
Thuốc trị suy thận bằng cách kiểm soát huyết áp cao
Lương y Tuấn cho biết huyết áp cao không chỉ là dấu hiệu nhận biết, căn nguyên cơ bản mà còn là hậu quả mà bệnh suy thận gây ra cho người bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi lượng dịch có hại bị ứ đọng trong cơ thể một thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp. Tình trạng này tiếp diễn liên tục sẽ khiến thận dần mất đi chức năng thải độc tố ra bên ngoài.
Để làm giảm tình trạng này và cân bằng huyết áp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc Angiotensin II hoặc Angiotensin - Enzyme (ACE ) hay còn gọi là nhóm thuốc chuyển đổi. Những loại thuốc này khi đi vào vào cơ thể sẽ có tác dụng cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận.
Công dụng
Thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn lẻ hoặc sử dụng kết hợp với một số nhóm thuốc khác để tăng tính hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm huyết áp với những người đang trong quá trình sử dụng thuốc trị suy thận cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, trong một vài trường hợp chúng còn được sử dụng để thay thế thuốc ức chế enzym chuyển đổi Angiotensin.
Không những thế, thuốc còn được dùng trong điều trị bệnh suy tim, giúp tim bơm máu lên các cơ quan trong cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm rủi ro hỏng thành mạch máu và làm chậm quá trình phát triển bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Cơ chế tác động
Thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể Angiotensin II ( ARB) bao gồm nhiều loại khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp nhất. Cụ thể có các loại thuốc dưới đây:
- Candesartan (Atacand)
- Losartan (Cozaar)
- Azilsartan (Edarbi)
- Telmisartan (Micardis)
- Irbesartan (Avapro)
- Valsartan (Diovan)
- Eprosartan
- Olmesartan (Benicar)
ARB sẽ giúp người bệnh giảm chỉ số huyết áp bằng cách ức chế Angiotensin II - một loại hoocmon được sản sinh ngay trong thận. Trong quá trình người bệnh gặp tình trạng suy thận, các Angiotensin II này sẽ được sinh ra, gây tăng huyết áp và co động mạch.
Vì vậy, khi người bệnh sử dụng nhóm thuốc ARB, chúng sẽ tác động trực tiếp vào Angiotensin II. Từ đó, có tác dụng làm giãn thành mạch máu và hạ huyết áp. Như vậy, tim sẽ bơm máu lên các cơ quan trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: Bột tam thất có tác dụng gì ?
8 nhóm thuốc chữa suy thận tốt nhất
Nguồn: Theo bệnh viện Tâm Anh
Tùy thuộc vào việc người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đang ở giai đoạn suy thận cấp hay suy thận mạn, bệnh lý đi kèm là gì mà bác sĩ điều trị sẽ kê toa các loại thuốc điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được đề nghị sử dụng một số các thuốc như bên dưới:
1. Thuốc điều trị cao huyết áp
Mắc bệnh thận nói chung thường khiến huyết áp tăng cao và do đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc hạ huyết áp và duy trì chức năng thận. Các loại thuốc hạ huyết áp thường là thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế canxi, ức chế Beta, lợi tiểu,…. Các loại thuốc điều trị huyết áp ban đầu có thể làm giảm chức năng thận và thay đổi mức điện giải, vì vậy người bệnh có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi dùng thuốc hạ huyết áp để điều trị suy thận, người bệnh thường được bác sĩ cho uống kèm theo thuốc lợi tiểu và khuyến nghị chế độ ăn uống ít muối.
2. Thuốc kiểm soát kali trong máu
Tình trạng tích tụ quá nhiều kali trong máu có thể khiến nhịp tim không đều và gây ra các tình trạng nguy hiểm như loạn nhịp tim và yếu cơ. Trong khi đó, bệnh suy thận khiến cho thận không thể lọc kali trong máu đúng cách. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) theo kê đơn của bác sĩ để ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu.
3. Thuốc điều trị bệnh thiếu máu
Bệnh thường kèm theo thiếu máu, do đó bổ sung hormone erythropoietin (uh-rith-roe-POI-uh-tin) chứa chất sắt, darbepoetin (Aranesp) có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
4. Thuốc để giảm cholesterol
(thường gọi là “mỡ máu”) Bệnh nhân suy thận thường có lượng cholesterol xấu cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch – đặc biệt gây xơ vữa mạch, rất khó để lấy máu khi có chỉ định lọc máu hoặc ghép thận. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như statin để giảm cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp, có tác dụng bảo tồn thận.
5. Thuốc để bảo vệ xương
Bệnh nhân thường mắc các bệnh về xương: loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương. Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa xương yếu và giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng của bệnh suy thận. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát trong bữa ăn để giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại do lắng đọng canxi (vôi hóa). Chất kết dính phốt phát giữ cho phốt pho trong thức ăn không đi vào máu. Các thuốc giảm phốt pho như canxi cacbonat (Caltrate), calcitriol (Rocaltrol) và sevelamer (Renagel)…
6. Các dung dịch làm tăng áp lực keo
Người bệnh suy thận thường suy dinh dưỡng, do bệnh nên kém ăn. Mặt khác ăn vô cũng bị “thất thoát” qua nước tiểu, gọi là tiểu đạm. Người bệnh sẽ được Bs hướng dẫn chế độ ăn phù hợp bệnh thận và bệnh nền khác như: đái tháo đường, THA…Nếu bệnh nhân nhập BV mà bị phù nhiều (albumin máu dưới 25 g/l) thì tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. Nếu albumin < 25g/l có thể dùng Albumin 20% loại 100 ml.
7. Thuốc lợi tiểu
Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn; tùy giai đoạn suy thận nhẹ có thể dùng lợi tiểu nhóm thiazide hay loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với furosemide. Khi bệnh ở giai đoạn vừa và nặng chỉ được dùng furosemide. Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều lợi tiểu. Việc dùng thuốc này cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu, vì vậy người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện. suy thận uống thuốc gì Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn
8. Thuốc điều trị đặc hiệu
Một số bệnh lý thận đặc biệt như: hội chứng Thận hư, Viêm cầu thận Lupus,…sẽ cần dùng thuốc đặc trị. Trong điều kiện không thể sinh thiết thận, người bệnh có thể được áp dụng theo phác đồ bằng thuốc dưới đây:
8.1 Corticoid
Các loại thuốc corticoid bao gồm prednisolone, prednisone, methyprednisolone. Trong đó 4mg methyprednisolone tương đương với 5mg prednisolone. Liều tấn công: Prednisolone 5mg dùng liều 1-2 mg/kg/ngày kéo dài 1-2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no. (Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80 mg prednisolone/ ngày). Liều củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): Prednisolone 5mg dùng liều 0,5 mg/kg/ngày, kéo dài 4-6 tháng. Liều duy trì: Prednisolone 5-10mg/ngày dùng cách ngày, kéo dài hàng năm. Trong khi áp dụng phác đồ này, người bệnh cần theo dõi các biến chứng như nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing…
8.2 Thuốc ức chế miễn dịch khác
Trong trường hợp đáp ứng kém, không đáp ứng với corticoid, bệnh hay tái phát hoặc có suy thận kèm theo, người bệnh nên được chuyển lên tuyến trên để phối hợp điều trị với một trong số các thuốc giảm miễn dịch dưới đây. Cyclophosphamide (50mg): Dùng liều 2-2,5mg/kg/ngày trong 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày kéo dài 4-8 tuần. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit. Chlorambucil 2mg: Dùng liều 0,15-0,2/mg/kg/ngày, trong 4-8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1mg/kg/ngày. Azathioprine (50mg): Dùng liều 1-2mg/kg/ngày. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Cyclosporine A (25mg,50mg,100mg): Dùng liều 3-5mg/kg/ngày, chia làm hai lần, dùng kéo dài trong thời gian 6-12 tháng hoặc hơn tùy vào từng trường hợp. Mycophenolate mofetil (250mg, 500mg) hoặc Mycophenolate acid (180mg, 360mg,720mg): Dùng liều 1-2 g/ngày, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 6-12 tháng. Lưu ý: Các thuốc ức chế miễn dịch trên được dùng khi bệnh nhân không có đáp ứng với corticoid hoặc có nhiều tác dụng phụ, cần phải giảm liều hoặc ngừng corticoid; Nếu người bệnh không đáp ứng, hoặc có tác dụng phụ của thuốc không dự phòng được thì nên làm sinh thiết thận để được hướng dẫn điều trị theo tổn thương bệnh học.Quan trọng là tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc cũng như theo dõi các tác dụng phụ của thuốc gây ra cho người bệnh.tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc đột ngột ngay cả khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.
8.3 Các thuốc điều trị biến chứng
Điều trị nhiễm trùng:
Dựa vào kháng sinh đồ để dùng liều lượng kháng sinh phù hợp. Nếu cần thiết, người bệnh cần giảm liều hoặc ngừng corticoid và ức chế miễn dịch trong trường hợp nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương:
Người bệnh có thể cần dùng thêm các loại thuốc điều trị tác dụng phụ như thuốc dạ dày, thuốc chống loãng xương