Viêm mạch máu là một căn bệnh lý hiếm gặp, nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn? Viêm mạch máu có thể ảnh hưởng đến một cơ quan cụ thể trong cơ thể hoặc có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh này, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Bệnh viêm mạch máu là gì?
Viêm mạch máu, hay còn được gọi là Vasculitis, là một căn bệnh mà mạch máu bị viêm, dẫn đến các thay đổi cấu trúc của mạch máu. Những thay đổi này có thể làm cho mạch máu trở nên dày, hẹp hơn hoặc tạo thành sẹo. Tình trạng này gây hạn chế dòng chảy của máu và gây tổn thương đến các cơ quan và tế bào do thiếu máu nuôi. Viêm mạch máu có thể kéo dài trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu hơn (mạn tính).
Dù viêm mạch máu thường gặp ở một số độ tuổi, nhưng không loại trừ khả năng mắc phải ở các nhóm tuổi khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ có thể đưa ra phương án cải thiện bệnh mà không cần điều trị, hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc để kiểm soát tình trạng viêm cũng như phòng ngừa việc tái phát bệnh.
Tham khảo thêm một số bệnh viêm mạch máu đặc thù:
Triệu chứng của bệnh viêm mạch máu
Các triệu chứng của bệnh viêm mạch máu rất đa dạng và phụ thuộc vào tình trạng giảm tưới máu của cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mạch máu bao gồm:
- sốt,
- nhức đầu,
- mệt mỏi,
- sụt cân,
- đau nhức toàn thân,
- mồ hôi trộm,
- phát ban,
- tê yếu các chi và mất cảm giác chi.
Các triệu chứng đặc trưng
Bệnh viêm mạch máu cũng có các triệu chứng đặc trưng, tùy thuộc vào từng dạng bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng mà bạn có thể gặp phải:
- Hội chứng Behcet’s: Gây viêm ở động và tĩnh mạch, thường mắc phải ở độ tuổi 20 hoặc 30. Các triệu chứng bao gồm loét ở miệng hay vùng sinh dục, viêm mắt, hoặc nổi mụn trên da.
- Bệnh Bueger’s: Bệnh xảy ra do việc hình thành viêm và cục huyết khối tại các mạch máu ở bàn tay, bàn chân. Gây tình trạng đau các chi kèm loét ở ngón tay, chân. Bệnh liên quan mật thiết đến việc hút thuốc và còn có tên gọi khác là viêm tắc mạch tạo huyết khối.
- Cryoglobulin huyết (Cryoglobulinemia): Xảy ra do tình trạng bất thường protein trong máu, có liên quan đến nhiễm trùng như bệnh viêm gan C. Triệu chứng bao gồm phát ban, đau khớp hay yếu, tê và đau nhói dây thần kinh.
- Hội chứng Churg-Strauss: Hội chứng này rất hiếm gặp, người mắc bệnh đa số bị ảnh hưởng đến thận, phổi và dây thần kinh ở các chi. Triệu chứng thường đa dạng, như đau thần kinh, hen suyễn và viêm xoang.
- Viêm động mạch tế bào lớn: Bệnh gây tình trạng viêm động mạch tế bào khổng lồ, nhất là vùng thái dương, thường gặp ở độ tuổi sau 50. Gây ra các triệu chứng như nhức đầu, đau hàm, đau vùng da đầu, nhìn đôi hay thậm chí mù lòa. Bệnh có tên gọi khác là viêm động mạch vùng thái dương.
Và còn nhiều triệu chứng khác...
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn có các triệu chứng và dấu hiệu làm bạn lo ngại, hãy hẹn khám với bác sĩ ngay. Một số dạng bệnh viêm mạch máu có diễn tiến nhanh chóng, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là quan trọng để chữa trị.
Trước buổi hẹn gặp bác sĩ, bạn nên chuẩn bị một số thông tin cần thiết như:
- Đọc và tìm hiểu về căn bệnh viêm mạch máu và các phương pháp điều trị.
- Ghi lại các triệu chứng và dấu hiệu bạn đã gặp phải, kể cả những triệu chứng không liên quan.
- Tóm tắt về tình trạng sức khỏe của bạn, gồm cả tình trạng hiện tại, áp lực đang gặp phải và các loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Đi cùng người thân hoặc bạn bè để được hỗ trợ và ghi lại thông tin từ cuộc hẹn.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mạch máu
Nguyên nhân gây bệnh viêm mạch máu thường không được xác định rõ ràng. Nhiều dạng bệnh viêm mạch máu có nguồn gốc từ yếu tố di truyền. Một số loại khác do tình trạng tự miễn làm phá hủy tế bào thành mạch. Những yếu tố thúc đẩy sự hoạt động miễn dịch bao gồm nhiễm khuẩn, ung thư máu, bệnh tự miễn và phản ứng với thuốc nhất định.
Việc mạch máu bị ảnh hưởng có thể gây ra các tác động như chảy máu hay viêm, làm dày thành mạch máu, cản trở việc lưu thông máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể.
Tác hại và biến chứng của bệnh viêm mạch máu
Viêm mạch máu là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm mạch máu có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Các biến chứng có thể xảy ra tùy thuộc vào dạng viêm và độ nặng của bệnh. Các biến chứng bao gồm tổn thương các cơ quan, huyết khối và phình mạch máu, mất thị lực hay mù, nhiễm trùng và các vấn đề khác.
Tham khảo tác dụng của tam thất đối với bệnh viêm mạch máu
Các phương pháp điều trị bệnh viêm mạch máu
Chuẩn bị trước khi đi khám
Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn nên hạn chế khẩu phần ăn của mình theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hãy ghi chép lại các triệu chứng bạn đã trải qua và tóm lược về tình trạng sức khỏe của bạn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán căn bệnh của bạn, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này dùng để kiểm tra tình trạng viêm, nồng độ CRP trong máu và số lượng hồng cầu trong máu bạn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này dùng để phát hiện các dấu hiệu về sức khỏe của bạn như hồng cầu hay protein có trong nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể sử dụng các chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn như Xquang, siêu âm, CT, MRI hay PET để phát hiện các cơ quan và mạch máu bị ảnh hưởng.
- Sinh thiết: Thủ thuật này nhằm lấy mẫu mô của các cơ quan bị ảnh hưởng để phân tích và tìm ra các dấu hiệu của bệnh viêm mạch máu.
Điều trị
Điều trị bệnh viêm mạch máu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và chữa trị các bệnh nền gây ra tình trạng viêm mạch máu. Một số thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm và thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp cụ thể, thuốc được sử dụng và thời gian điều trị sẽ được đưa ra dựa trên loại bệnh, cơ quan bị ảnh hưởng và độ nặng của bệnh.
Tìm hiểu sản phẩm bột tam thất trong điều trị các bệnh về mạch máu, hệ tuần hoàn
Ngoài ra, biện pháp tự khắc phục cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Hãy hiểu rõ về tình trạng bệnh của bạn, tuân thủ phác đồ điều trị, chọn chế độ ăn phù hợp, tiêm chủng đúng hẹn, tập thể dục thường xuyên và nhận sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.