Khiêm tam thất

Trà hoa cúc cam thảo là một sự kết hợp hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Ngoài việc giúp bạn giải khát, thức uống này còn mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho cơ thể. Dưới đây là công thức pha trà đơn giản mà Đặc Sản Tây Nguyên Cô Thuỷ muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cùng khám phá ngay để tận hưởng ngọn gió mát lạnh từ bên trong!

Cách pha trà hoa cúc cam thảo

Cách pha trà hoa cúc cam thảo

 Hình ảnh: Cách pha trà hoa cúc cam thảo giải nhiệt cơ thể

Trong những ngày oi nóng, việc thưởng thức một ly trà hoa cúc và cam thảo sẽ giúp bạn giải nhiệt và làm mát cơ thể một cách hiệu quả. Đặc Sản Tây Nguyên Cô Thuỷ muốn chia sẻ với bạn cách pha trà hoa cúc trong lành này. Với công thức đơn giản, bạn chỉ cần mất khoảng 8 phút để chế biến. Nhưng chúng tôi đảm bảo nước uống này sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn một cách nhanh chóng đấy!

Nguyên liệu

Nguyên liệu pha trà hoa cúc cam thảo

Để làm món trà hoa cúc cam thảo, bạn cần chuẩn bị một vài nguyên liệu cơ bản sau:

  • 50g bông cúc khô (khoảng 8-10 bông); (Bạn có thể đặt mua tại Đặc Sản Tây Nguyên Cô Thuỷ để đảm bảo chất lượng nhé)
  • 1,5l nước lọc;
  • 50g đường phèn (tăng giảm tùy theo khẩu vị);
  • 8-10 lát cam thảo.

Cách làm

  • Bước 1: Đổ nước vào nồi, đun sôi;
  • Bước 2: Khi nước bắt đầu sôi, bỏ hết cam thảo, hoa cúc vào nồi và đun lửa nhỏ trong khoảng 2 phút để tinh chất thảo dược hòa tan;
  • Bước 3: Thêm đường phèn vào nồi, dùng muôi khuấy đều để đường tan rồi tắt bếp;
  • Bước 4: Dùng rây lọc bã, uống trà khi còn ấm hoặc uống lạnh với đá viên.

Lưu ý:

  • Nếu bạn đang bị huyết áp thấp hoặc có thai, hãy loại bỏ cam thảo ra khỏi công thức pha trà;
  • Nếu muốn giảm stress, mệt mỏi, bạn có thể bỏ thêm 5 - 7 múi nhãn nhục khô trong quá trình pha trà ở bước đầu tiên;
  • Nếu bạn không thích nấu trà cầu kỳ, có thể cho bông cúc, nhãn nhục, cam thảo 1 lượt vào nồi nước đang sôi 95 độ, đậy nắp và chờ khoảng 5 phút là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bạn thích những ly trà có hương vị đậm đà thì hãy cho trà vào nồi để nấu.

Một vài lợi ích khi sử dụng trà hoa cúc cam thảo

 Hình ảnh: Một vài lợi ích khi sử dụng trà hoa cúc cam thảo

  • Chống viêm, giải độc cơ thể;
  • Giải khát, làm mát, hạ nhiệt;
  • Tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa;
  • Làm giảm đau bụng kinh ở phụ nữ;
  • Làm giảm triệu chứng của bệnh cúm, say nắng, làm dịu cơn ho, tốt cho cổ họng.

Những ai không nên uống trà hoa cúc?

Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích mà trà hoa cúc cam thảo mang đến, nhưng cũng tùy từng đối tượng cụ thể mà trà có thể gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế uống trà hoa cúc:

  • Phụ nữ mang thai

Như đã phân tích phía trên, trà hoa cúc có tính chất hàn, có thể khiến cơ thể bị lạnh và gây ra các chứng đầy hơi, khó chịu đối với phụ nữ mang thai. Để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế việc dùng trà hoa cúc trong thời gian mang bầu.

  • Người mẫn cảm và dễ bị dị ứng

Người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị dị ứng và các phản ứng mẩn đỏ khi tiếp xúc với những thực phẩm không phù hợp. Trà hoa cúc có thành phần hóa học có thể gây dị ứng. Do đó, đây là một trong những loại thức uống mà người mẫn cảm nên tránh.

  • Người có cơ thể hàn và đau bụng
  • Trà hoa cúc là loại thức uống giúp thanh nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, những người có cơ thể hàn hay bị đau bụng không nên dùng loại thức uống này, vì nếu sử dụng sẽ làm mệt mỏi cơ thể và dễ bị bệnh.
  • Người bị bệnh, cảm

Nếu cơ thể đang bị viêm họng, mệt mỏi thì bạn không nên uống trà hoa cúc, vì nếu uống trà trong lúc cơ thể yếu sẽ làm giảm hệ miễn dịch và làm bệnh tình trở nặng hơn.

  • Người già và trẻ em

Chức năng tiêu hóa của người già và trẻ em tương đối yếu. Do đó, uống trà hoa cúc có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Cửa hàng tam thất bắc kính chúc quý khách có thời gian an tĩnh, thưởng thức bên ấm trà hoa cúc cam thảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

captcha image