Khiêm tam thất

Từ lâu, chúng ta đều biết tam thất là một vị thuốc quý được nhiều người săn đón bởi tác dụng thần kỳ của nó đối với sức khỏe. Không chỉ cải thiện sức khỏe của nam giới mà nó cũng là một phương thức phòng ngừa ung thu rất tốt đến từ tự nhiên. Nhưng việc sử dụng tam thất bột cũng cần những lưu ý riêng để tránh những tác hại xấu đối với sức khỏe, vậy hãy cùng cokhiviendong.com tìm hiểu cách dùng tam thất bột sao cho đúng nhé.

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như điều trị thiếu máu, tiêu u lành tính, hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong giai đoạn hóa xạ trị, rất tốt cho phụ nữ sau sinh những người bị rối loạn tiền đình hay những người viêm tuyến tiền liệt,… thì có rất nhiều cách dùng tam thất bột phù hợp với từng loại bệnh. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn cách dùng tam thất bột kết hợp với mật ong, một phương thức được rất nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả cao nhất.

Tam thất là gì?

Tam thất là loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Tất cả các bộ phận của cây tam thất đều có thể sử dụng làm thuốc trong Đông Y, nhưng rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

Bên cạnh đó, hoa và lá tam thất cũng được rất nhiều người tìm kiếm bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc của nó. Củ tam thất có thể giúp bạn cầm máu vết thương một cách nhanh chóng.

Tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách bào chế sẽ có những cách dùng và công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:

Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.

Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,…

Dùng chín: Rửa sạch các bộ phận của tam thất như rễ, thân lá, phơi khô hoặc rang lên cho nóng, sau đó nghiền thành bột để sử dụng.

Cách dùng tam thất bột sao cho đúng 

Tam thất bột có thể kết hợp với nhiều dược liệu và đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp hơn với nhiều lứa tuổi sử dụng và hiệu quả điều trị bệnh cũng được cao hơn.

Những nguyên liệu nào có thể kết hợp với tam thất bột

Uống tam thất bột lúc nào còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn, tình trạng bệnh cũng như phương pháp kết hợp tam thất cùng với các dược liệu khác. Bạn có thể kết hợp bột tam thất với mật ong đun sôi và sử dụng như 1 phương thuốc điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột. Khi uống bạn nên để sạch ruột sẽ giúp công dụng của tam thất được phát huy tác dụng tốt nhất đó là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Bạn hoàn toàn có thể pha trà với tam thất bột và uống như trà mỗi ngày, cách thực hiện cũng đơn giản và nhanh chóng. Bạn cho 1-2 thìa cà phê bột tam thất vào nước ấm hoặc nước trà, khuấy lên và sử dụng như trà. Giúp bạn cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút.

Bột tam thất nấu canh, hầm với súp với là món ăn bổ sung rất tốt đối với người thể trạng yếu, hay ốm vặt, sức đề kháng kém. Việc sử dụng bột tam thất dưới dạng canh hay súp, giúp bồi bổ sức khỏe, lấy lại thể trạng khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, người vừa khỏi ốm. Bạn cho khoảng từ 1 - 2 thìa cà phê bột tam thất cho vào thực phẩm sống (chim cút, tim lợn, chim bồ câu,…) trộn đều nguyên liệu trước khi cho vào nồi hầm, thêm rau củ, nêm nếm gia vị vừa ăn và nấu như bình thường.

Sử dụng tam thất tươi có giống như tam thất khô?

Đối với tam thất tươi sau khi mua về, bạn nên rửa thật sạch bằng vòi nước áp lực hoặc bàn chải nhỏ, đánh sạch đất ở khe rễ. Sau đó đem thái lát mỏng ngâm phơi khô để sử dụng dần hoặc có thể kết hợp với các dược liệu khác luôn. Bạn hoàn toàn có thể ngâm tam thất sau khi sắt lát ngâm với mật ong và sử dụng với liều lượng 1 lát 1 ngày sẽ giúp cơ thể tốt lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn có thể cho vài lát tam thất tươi vào để hầm với gà hoặc chim bồ câu giúp tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn và cũng giúp hiệu quả chữa bệnh được cải thiện. Hoặc bạn có thể ngâm tam thất tươi với rượu, giúp cánh mày râu tăng thêm sinh lực và khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng tam thất bột

Tam thất cũng là một phương thuốc Đông Y, thế nên việc sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian cũng là thứ mà bạn cần lưu tâm để có thể phát huy tốt hơn công dụng của thuốc và hạn chế tác động xấu đến cơ thể.

Sử dụng với liều lượng hợp lý

Để bồi bổ sức khỏe, những người khỏe mạnh có thể uống bột tam thất mỗi ngày 1 lần. Những người có thể trạng gầy yếu, khí huyết kém thì có thể sắc nước uống từ 2 -3 ngày 1 lần. Liều dùng tam thất thông thường, mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 5 - 10g, uống bột từ 1,5 - 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng. Nếu sử dụng tam thất bột để chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh những hậu quả xấu có thể đến với cơ thể.

Cách dùng tam thất bôt lúc nào là tốt?

Tam thất nói chung hay tam thất bột nói riêng đều được khuyến cáo nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất bởi khi đó ruột sạch và có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn. Và khi sử dụng tam thất, bạn nên uống kèm nhiều nước để có thể hòa tan bột tam thất nhiều hơn từ đó đem lại hiệu quả cao hơn.

Mặc dù tam thất có nhiều công dụng với sức khỏe như thế, nhưng bạn không nên lạm dụng, việc sử dụng tam thất không đúng liều lượng, thời gian sẽ gây ra một số phản ứng phụ. Vì vậy, hãy gọi điện tới số tư vấn miễn phí của cửa hàng Tam thất Lào Cai 0919 666 568 để được chia sẻ miễn phí về kiến thức sử dụng tam thất