Tuyến yên, một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội tiết và ngoại tiết. Khi tuyến yên bị suy giảm chức năng, tất cả các chức năng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy suy tuyến yên là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao?
1. Suy tuyến yên là gì?
Tuyến yên, nằm ở hố yên tại não, là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất trong cơ thể. Tuyến yên có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến nội tiết và ngoại tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Ngoài ra, tuyến yên còn tham gia vào quá trình cân bằng điện giải, quá trình điều hòa huyết áp và chức năng tình dục. Khi chức năng của tuyến yên bị suy giảm, tất cả các tuyến và chức năng này sẽ bị ảnh hưởng.
Suy tuyến yên là thuật ngữ chỉ sự thiếu hụt chức năng một hoặc nhiều hormon thùy trước ảnh hưởng tới chức năng tuyến đích. Suy tuyến yên có thể suy một tuyến hoặc nhiều tuyến (suy tuyến yên). Đây là hội chứng tương đối hiếm gặp và có tỷ lệ mắc theo tuổi, khoảng 5-7 ca/100.000 dân.
Hình ảnh minh họa: Tuyến Yên nằm ở đâu
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến yên
Suy tuyến yên hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh bắt đầu với các dấu hiệu đột ngột. Bệnh nhân mắc suy tuyến yên có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Đau đầu, mờ mắt, cứng cổ, có thể còn tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
- Các dấu hiệu của bệnh sẽ phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ quan tuyến yên tác động vào.
Suy tuyến yên ảnh hưởng tới tuyến giáp, sẽ thấy dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, đầy hơi và tăng cân. Dấu hiệu này cũng thay đổi tùy thuộc vào từng tình trạng suy tuyến yên ở từng người bệnh. Suy tuyến yên cũng có thể ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục, gây nên tình trạng rối loạn cương dương, đau tinh hoàn. Đối với nữ giới, suy tuyến yên có thể gây đau âm đạo, khô và đau khi giao hợp, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Suy tuyến yên cũng ảnh hưởng tới tuyến thượng thận, khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, đau dạ dày, đau vùng bụng. Ở trẻ em, suy tuyến yên còn có thể gây chậm lớn, chậm phát triển và chiều cao.
3. Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến yên
Hình ảnh minh họa: Nguyên nhân suy tuyến yên
3.1. Nguyên nhân tại tuyến yên hoặc các cơ quan lân cận
- Phẫu thuật lại tuyến yên: có thể dẫn đến biến chứng suy tuyến yên.
- U: khối u tuyến yên hoặc các khối u khác ở sọ hầu, màng não, u tế bào thần kinh đệm.
- Xạ trị đi qua tuyến yên như xạ trị đầu mặt cổ (điều trị u tuyến yên, ung thư vòm họng) có thể là nguyên nhân gây nên rối loạn hormon tuyến yên trên bệnh nhân.
- Do bệnh lý khác tại tuyến yên như Hội chứng Sheehan (tình trạng tuyến yên bị suy giảm chức năng do mất máu nhiều sau sinh), đột quỵ tuyến yên do xuất huyết hoặc nhồi máu tuyến yên.
3.2. Các bệnh lý toàn thân
- Tình trạng nhiễm khuẩn: các bệnh viêm nhiễm như lao, giang mai, viêm não - màng não do vi khuẩn sinh mủ cũng có thể là nguyên nhân gây nên suy tuyến yên.
- Các vấn đề về mạch máu: viêm động mạch thái dương, xuất huyết não do chấn thương sọ não cũng có tác động lên tuyến yên và gây suy giảm hormone của tuyến.
Tìm hiểu thêm thông tin về Suy giáp
3.3. Những đối tượng có nguy cơ mắc suy tuyến yên
- Những người bị đột quỵ, dị dạng bẩm sinh,...
- Những người có tiền sử băng huyết sau nạo phá thai hay sau sinh.
- Người có tiền sử chấn thương nền sọ.
- Người có khối u tuyến yên hay đã từng xạ trị tuyến yên.
- Có các khối u tuyến yên hoặc các khối u não khác chèn lên thùy dưới đồi.
- Người có chấn thương, chảy máu tuyến yên.
- Người có nhiễm trùng não, não úng thủy.
Xem thêm: Bột tam thất điều trị, phòng ngừa các loại u, bướu
4. Phương pháp điều trị suy tuyến yên
Mục đích của việc điều trị suy tuyến yên là tránh tác động xấu của thuốc tới thể trạng và hạn chế những biến chứng có thể gây ra cho người bệnh. Bệnh nhân điều trị suy tuyến yên đúng cách có thể giúp nâng cao thể trạng và chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cơ xương khớp.
Việc đưa ra phác đồ điều trị (nội khoa hay phẫu thuật) sẽ cần cân nhắc về thể trạng của người bệnh, đặc tính và kích thước của khối u.
4.1. Điều trị bằng các loại hormon thay thế tuyến yên
- Điều trị thiếu hụt ACTH: Thiếu hụt ACTH (hormone kích thích vỏ thượng thận) có thể khiến cơ thể bị stress kéo dài, mất xương, đái tháo nhạt trung ương tiềm tàng,...
- Điều trị suy tuyến yên đối với phụ nữ: Cho điều trị Gonadotropin hoặc Pulsatile GnRH, thiếu hụt Gonadotropin do bệnh tuyến yên chỉ điều trị bằng Gonadotropin nếu người phụ nữ đó vẫn muốn sinh thêm con.
- Điều trị thiếu hụt LH và FSH: Hormone FSH và LH có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, điều trị thiếu hụt LH và FSH sẽ tùy thuộc vào việc người bệnh có muốn sinh con hay không.
- Điều trị thiếu hụt TSH: Thiếu hụt TSH (hormone kích thích tuyến giáp) gây thiếu đi hormone tuyến giáp Thyroxin. Điều trị thiếu hụt TSH người bệnh sẽ được sử dụng các chế phẩm chứa L-Thyroxin.
- Suy tuyến yên đối với nam giới: Điều trị bổ sung Testosterone nếu xuất hiện tình trạng suy sinh dục mà không có nhu cầu sinh sản. Nam giới điều trị suy sinh dục nhưng vẫn muốn có con sẽ được chỉ định dùng Gonadotropins hoặc Gonadotropin-Releasing Hormone (GnRH).
Hình ảnh minh họa: Điều trị suy tuyến yên
4.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến yên được đặt ra khi bệnh nhân có suy tuyến yên có sự phát triển bất thường ở các mô tuyến yên.
5. Biến chứng suy tuyến yên
Suy tuyến yên có thể gây ra một loạt các biến chứng về sức khỏe như chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giảm chức năng tuyến giáp. Suy tuyến yên còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh khi có đợt suy cấp tuyến yên hay xuất tuyến yên. Suy tuyến yên còn gây thiếu hụt một loạt các hormone gây những biến chứng khó lường đối với sức khỏe như suy giáp, thiếu hormone hướng sinh dục, thiếu hormone tăng trưởng, thiếu hormone hướng vỏ thận, thiếu hormone vĩnh viễn.
6. Cách phòng tránh suy tuyến yên
Các đối tượng có nguy cơ mắc suy tuyến yên như có tiền sử chấn thương, xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên, phẫu thuật u vùng tuyến yên,... cần được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện và điều trị sớm các rối loạn chức năng tuyến yên.
Bệnh nhân suy tuyến yên có thể phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh nhờ các biện pháp như tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh lý và nồng độ hormone, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian, và khi cảm thấy mệt mỏi hoặc có các dấu hiệu bất thường, cần đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tham khảo chức năng bảo vệ thần kinh, bổ não và tác dụng tích cực với hệ tuần hoàn từ củ tam thất: Tác dụng phụ của tam thất
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Việc lựa chọn cơ sở y tế và chuyên gia để thăm khám cũng là điều bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Thông tin được tam thất bắc tổng hợp, nghiên cứu. Chúc quý khách an khang, mạnh khỏe