Khiêm tam thất

Củ tam thất có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cân, kháng viêm, bổ sung sinh khí giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra củ tam thất trong đông y là một dược liệu có dược tính cao, dùng để chữa nhiều bệnh như cầm máu, giảm đau, tiêu u, hỗ trợ điều trị ung thư, bướu, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, chữa các bệnh về máu, tuần hoàn, bầm dập do thương tích hoặc làm lành nhanh các vết mổ, dạn ra.

Cùng Tam thất Lào Cai tìm hiểu chi tiết củ tam thất có tác dụng gì dưới đây:

Tìm hiểu về củ tam thất 

 

Củ tam thất mọc ở nơi núi cao trên 1600m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa, ánh sáng ít. Củ tam thất khi khai thác đạt điều kiện có hình trụ, chiều dài khoảng từ 3-5cm, bề mặt sần sùi có nhiều mấu, cứng và chắc, không bẻ bằng tay được. Củ tam thất bắc tươi có màu nâu vàng, càng già càng lâu năm thì càng ngả màu xám. Củ tam thất bắc sau khi phơi khô có màu xám hoặc xám đen. 

Củ tam thất bắc phần ruột bên trong thường mang màu xám, đặc. Khi sử dụng vật nặng đập thì phần vỏ và ruột sẽ tách rời, khi cắt thì mặt cắt sẽ mịn, không có vết nứt xốp do phần ruột đặc và cứng. Củ tam thất bắc có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt đắng, không chát. 

Trong đông y, củ tam thất có vị đắng trước ngọt sau (tiền khổ hậu cam), tính ôn, trung tính, được sử dụng trong các bài thuốc chữa rong kinh, đau bụng, khó tiêu, bổ máu, tăng cân, phục hồi sức khỏe, chữa u bướu, chữa viêm, nhọt.

Củ tam thất có tác dụng gì? 

 

Củ tam thất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như: 

  1. Chỉ huyết (cầm máu): Tam thất đã được chứng minh có khả năng cầm máu trong các nghiên cứu về tác dụng huyết cầu. Ví dụ, nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng chiết xuất tam thất có thể kéo dài thời gian đông máu và cải thiện sự đông máu.
  2. Tán ứ (làm hết ứ trệ): Tam thất được biết đến với khả năng tán ứ, giúp giảm ứ trệ trong cơ thể. Nghiên cứu trên người đã ghi nhận rằng sử dụng tam thất có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm triệu chứng ứ trệ.
  3. Tiêu thũng: Các thành phần hoạt chất trong tam thất có tác dụng tiêu thũng, giúp làm sạch các khối cặn tích tụ trong cơ thể và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.
  4. Định thống (giảm đau): Tam thất cũng có tác dụng giảm đau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng tam thất có thể giảm đau ở các trường hợp như đau cơ, đau nhức cơ xương và đau sau phẫu thuật.
  5. Bảo vệ cơ tim: Các nghiên cứu trên động vật và trên con người đều cho thấy rằng tam thất có thể bảo vệ cơ tim, giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim và chống rối loạn nhịp tim.
  6. Chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hoá: Các thành phần chống ôxy hóa trong tam thất có thể giúp ngăn chặn sự tổn thương của tế bào do ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hoá.
  7. Bảo vệ tế bào não và tăng cường trí nhớ: Tam thất được cho là có khả năng bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ và tăng cường trí nhớ.
  8. Chống viêm và kháng khuẩn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tam thất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
  9. Hạ mỡ máu: Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng sử dụng tam thất có thể giúp hạ mỡ máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Cách dùng củ tam thất để đạt hiệu quả tốt 

Tam thất có thể được sử dụng dưới các dạng khác nhau như tươi, sống, hay chín, với mỗi dạng mang lại các công dụng khác nhau. Chẳng hạn, dùng tươi có thể được áp dụng trực tiếp lên vết thương để cầm máu và làm lành vết thương nhanh chóng.

Liều dùng thông thường là từ 5 - 10g mỗi ngày cho dạng sắc uống, và từ 1,5 - 3,5g mỗi ngày cho dạng bột. Đối với các dạng sử dụng bên ngoài, không có liều lượng cụ thể được xác định.

Dưới đây là một số cách dùng củ tam thất phổ biến nhất:

Dùng củ tam thất để chữa bệnh

  • Dùng bột tam thất cùng nước cơm để chữa băng huyết 
  • Dùng với nước ấm hoặc gà non để chữa thiếu máu 
  • Kết hợp với ích mẫu, bố chính, hương phụ, kê huyết đằng để chữa suy nhược 
  • Kết hợp cùng hoàng bá, nhân trần, thiên môn, huyền sâm, bồ công anh, thạch mộc, xương bồ để chữa viêm gan 
  • Chữa tiêu sưng, giảm đau thì dùng trực tiếp mỗi ngày 1 thìa cafe 

Củ tam thất xay bột để pha trà

Dùng 1-2 thìa cafe bột tam thất pha cùng nước ấm, uống hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý tam thất có tính nóng, vì vậy nên uống 1 tuần nghỉ 1 tuần hoặc 2 tuần nghỉ 2 tuần.

Tam thất mật ong

Cách sử dụng như sau: 

  • Cho mật ong vào lọ trước để tránh bột tam thất bị vón cục 
  • Tiếp theo cho từng lượng nhỏ bột tam thất vào khuấy đều liên tục
  • Cho đến khi hỗn hợp kết dính dạng đặc quánh, cho lượng vừa đủ để tránh bị khô hoặc nhão 
  • Sử dụng 1-2 thìa cafe nhỏ trước bữa ăn

Tính ôn, vị đắng của tam thất kết hợp cùng mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa, thiếu máu, phòng ngừa và hỗ trợ ung thư 

Dùng để nấu canh, món hầm 

Cách sử dụng này tốt cho người có thể trạng cũng như sức đè kháng yếu, giúp bồi bổ sức khỏe. Để dùng bột tam thất khi nấu canh, các món hầm thì trong quá trình nấu, quý khách hàng trộn đều 1-2 thìa cafe nhỏ bột tam thất cùng nguyên liệu nấu canh, món hầm. 

Tài liệu tham khảo: