Khiêm tam thất

Cây tam thất có thể nói là dùng được gần hết các bộ phận từ dưới đất lên trên ngọn. Củ và bột tam thất có lẽ không còn xa lạ với những người hay quan tâm đến sức khoẻ của gia đình.Còn về rễ tam thất, đây có lẽ là bộ phận ít người để ý và ít người dùng nhất, tuy nhiên không phải vì như thế mà rễ tam thất không có tác dụng đến sức khỏe người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu thêm về tác dụng của rễ tam thất

 

Thành phần hóa học

Rễ là bộ phận của cây tam thất được tách ra từ thân củ, có thể có màu đen, xám hay xám vàng. Tam thất tươi sau khi được thu hoạch, rửa sạch và cắt riêng phần rễ ra khỏi củ. Thành phần hóa học của rễ cây tam thất bao gồm: • Saponin: arasaponin A, arasaponin B • Ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 • Glucoginsenosid • Tinh dầu trong đó có octadecan, α-guaien, β-guaien • Flavonoid • Phytosterol (daucosterol, β-sitosterol, stigmasterol) • Polysaccharid • Muối vô cơ • Chất xơ • Acid amin, khoáng chất như Ca, Fe,... Tính, vị của rễ tương tự như củ tam thất. Phần này có tính ấm, vị hơi đắng khi mới nhấp môi, sau đó có vị ngọt. Do vậy, có tác dụng cầm máu, giảm đau, giảm sưng viêm,...

Công dụng rễ tam thất

Khi nhắc đến tam thất với tác dụng chữa bệnh, đa số mọi người thường nghĩ ngay đến củ tam thất. Tuy nhiên, toàn bộ cây tam thất đều là những vị dược liệu đem lại công dụng cho sức khỏe con người, rễ  cây là một trong số đó. Với mỗi đối tượng, tác dụng của tam thất khác sau tuỳ thuộc vào bài thuốc và cách dùng

Công dụng của rễ tam thất với phụ nữ

Thành phần dinh dưỡng có trong dược liệu giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, nhanh hồi phục sức khỏe khi cơ thể mệt mỏi. Sử dụng rễ của cây tam thất hàng ngày có tác dụng duy trì nội tiết tố ổn định, phòng và ngăn ngừa các tác nhân gây u xơ tử cung ở nữ giới. Đặc biệt là ở phụ nữ sau khi mang thai và sinh con, tỷ lệ mắc u xơ tử cung ngày càng cao. Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u có kích thước nhỏ thì sử dụng thuốc này có tác dụng hiệu quả, ức chế phát triển và di căn khối u, hỗ trợ rất tốt điều trị u xơ tử cung.

Tác dụng với nam giới

Uống trực tiếp hay ăn các món ăn chế biến từ rễ tam thất giúp nam giới giảm bớt sự căng thẳng, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm sưng, viêm và cầm máu hiệu quả Hơn nữa, một số thành phần có trong rễ cây giúp tăng cường nội tiết tố, cải thiện chức năng sinh lý và quá trình mãn dục, làm tăng ham muốn, hỗ trợ điều tri vô sinh.

Công dụng với người cao tuổi

Uống trà là thói quen của người Việt, đặc biệt là ở người cao tuổi. Gần đây, uống trà pha từ rễ của tam thất ngày càng được người già lựa chọn ngày càng nhiều. Đây không những là thức uống thơm ngon mà còn đem lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Uống trà theo cách này hàng ngày giúp giảm đau, đặc biệt là đau xương khớp - là bệnh không thể tránh khỏi ở người già. Ngoài ra, nước trà giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng. 

Công dụng đối với trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, rễ của vị thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Hơn nữa, các món ăn từ rễ của tam thất kích thích trí não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy, sáng tạo của bé. Giúp bé thông minh và phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, trong thành phần của rễ cây tam thất kích thích nội tiết tố khiến bé có khả năng phát dục sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên. Do vây, khi mẹ sử dụng vị dược liệu này cho con, cần xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, giúp bé phát triển cân đối.

Những bài thuốc hay từ rễ cây tam thất

Đầu tiên là chúng ta có thể tinh chế rễ cây thành bột bằng cách phơi khô, tán mịn. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số bài thuốc hay để tham khảo

1. Trị ho ra máu, tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị: rễ tam thất 10 gam, hoa đá 12 gam. 2 nguyên liệu này tán thành bột, pha với nước ấm. Uống 2 lần / ngày.

2. Xuất huyết đại tràng

Sử dụng rễ tam thất ngâm rượu gạo 20oC, dùng 2 lần / ngày. Sử dụng đến khi các triệu chứng khỏi hẳn (thường dùng trong 3 ngày là có hiệu quả).

3. Trị đau bụng kinh

Mỗi lần dùng 30 gam rễ tam thất. Kiên trì dùng trong 30 ngày.

4. Bài thuốc trị huyết hư, thiếu máu

Cách dùng đơn giản nhất là đem rễ tán thành bột sau đó hoà 12g bột trên với nước ấm để uống.

5. Trị vết thương ở da

Thêm một chút giấm vào bột điều chế từ rễ hoặc củ tam thất, thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Hay nếu sử dụng tam thất sống, đem nghiền nhỏ và đắp lên vết thương.

6. Bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh ra nhiều máu

Hấp cách thủy 12 gam rễ tam thất, ăn hàng ngày.

7. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: 12 g rễ tam thất, mai mực 3 gam, bạch cập 9 gam. Sắc uống hàng ngày, 2 - 3 lần / ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 15 - 30 ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Tham khảo thêm: Chữa đau dạ dày từ tam thất

Hướng dẫn cách dùng rễ tam thất hiệu quả

Rễ rất mềm, không rắn như của, do vậy mà có thể dùng dao thái nhỏ được. Ở dạng này, chúng cũng được sử dụng tương tự như củ tam thất: có thể tán thành bột mịn, sắc lấy nước uống hay chế biến thành các món ăn như rễ tam thất hầm thịt gà đều rất thơm ngon và bổ dưỡng,..

1. Chế biến thành món ăn: rễ tam thất hầm gà ác

Chuẩn bị: • Gà: chọn con từ 800 - 1000 gam • Rễ hoặc củ tam thất t: 7 gam Cách thực hiện: • Làm sạch gà, bỏ nội tạng, ướp cùng các gia vị trong 30 phút để gia vị thấm đều • Rễ tam thất rửa sạch, cắt khúc khoảng 1 - 2cm • Cho rễ cây vào bụng gà, cho vào nồi. Đổ thêm 200ml bia. Đậy kín vung • Hấp cách thủy cho đến khi chín. Món ăn dùng nóng sẽ rất bổ và ngon miệng. Chú ý: nên dùng gà ác vì sẽ đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.

2. Dùng làm trà

Lấy 5 gam bột rễ tam thất hoặc rễ tam thất tươi, hãm với 300 ml nước sôi. Nên hãm lại từ 2 - 3 lần để lấy được hết dưỡng chất có trong rễ, tránh lãng phí. 

Tham khảo thêm: Cách pha trà tam thất

Những ai không nên sử dụng loại thảo dược này?

• Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú • Người bị tiêu chảy, dễ chảy máu • Thận trọng đối với trẻ em Là những đối tượng không nên sử dụng các vị thuốc hay sản phẩm từ tam thất.

Bảo quản rễ tam thất như thế nào?

Do không thể lần nào sử dụng người dùng cũng mới đi, nên thông thường họ thường mua khá nhiều, bảo quản để cho những lần dùng sau. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách bảo quản dẫn đến rễ bị mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản với từng loại :

Bảo quản Rễ tươi

bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy lượng vừa đủ. Rễ tam thất tươi thường dùng để hầm xương hay nấu canh, tạo thành món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Bảo quản Rễ tam thất khô

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Mua Rễ Cây Tam Thất ở đâu

Hiện nay, do những công dụng tuyệt vời mà loại thuốc mang lại nên rất nhiều lái buôn đã làm giả, khiến người mua lo lắng về chất lượng sản phẩm. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bạn đọc cần lựa chọn những địa chỉ uy tín. Nếu có thể, mua ngay tại nhà vườn sản xuất trực tiếp, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Cửa hàng tam thất cung cấp không giới hạn sản phẩm rễ cây tam thất. Chúng tôi bán tại Lào Cai và cửa hàng ở Hà Nội là cơ sở 2 (174 Trần Đại Nghĩa - Bách Khoa - Hà Nội). Mọi chi tiết cụ thể, tư vấn cách dùng, giá bán đúng nhất, chuẩn nhất xin liên hệ 0919 666 568