Khiêm tam thất

Sâm Cau trị các bệnh ho, trĩ, vàng da, tiêu hóa, đau bụng. sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa

Sâm cau từ lâu đã được Y học cổ truyền coi là một vị dược tốt cho các quý ông nhờ khả năng nâng cao sinh lý và ham muốn tình dục ở nam giới. Thực tế, cả Đông - Tây y đã phát hiện nhiều công dụng khác nhau của vị dược này và ứng dụng dược tính của cây thuốc để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Tổng quan về sâm cau

Sâm cau, còn được gọi là ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, tiên mao, soọng ca, thài léng,… Danh pháp khoa học của loài thực vật này là Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Phần rễ cây sâm cau từ lâu đã được y học cổ truyền phát hiện dược tính và ứng dụng trong nhiều pháp trị Đông y.

 

Ảnh: Sâm cau là một cây thân thảo, có phần rễ củ được dùng làm dược liệu

Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Cây sâm cau có các đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Thuộc nhóm thực vật thân thảo thấp, chiều cao trung bình từ 20 - 30cm. Thân cây hình trụ dài, phát triển tương đối thẳng, gần như không phân nhánh và thường chia đốt rõ nét.
  • Lá thảo, hẹp, dài từ 20 - 30cm, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, phiến lá rộng từ 3cm trở lại, hệ thống gân lá sắp xếp song song, phần cuống lá dài trung bình 10cm.
  • Cụm hoa sâm gai mọc trên một cán ngắn giữa kẽ lá. Mỗi cụm có khoảng 3 - 5 hoa màu vàng, nhỏ, gần giống hình trái xoan. Số lượng cánh hoa thường là 5 - 6 cánh.
  • Phần hành rễ chính phình to thành dạng củ, cắm sâu xuống đất. Rễ không phân nhánh. Củ rễ có vỏ màu nâu sẫm được gọi là sâm cau đen, ngoài ra có loại vỏ màu đỏ và thịt bên trong màu trắng. Các rễ con có kích thước nhỏ hơn bám quanh thân rễ chính, phát triển sang ngang thay vì tập trung ăn sâu xuống đất.
  • Quả nang, thuôn như hình thoi, dài từ 1.2cm - 1.5cm. Hình dạng quả tương tự như trái cau thông thường nhưng kích thước nhỏ hơn. Bên trong mỗi quả chứa 1 - 4 hạt. Hạt có dáng phình ở đầu.

Có 2 loại sâm cau đen và đỏ, thực chất là cùng loài nhưng có sự khác biệt do môi trường sinh sống và hàm lượng dược chất. Mô tả về dược liệu tiên mao trong các tài liệu cổ của phương Đông gần sát với loại rễ cũ đen nâu hơn, nhưng các dược chất có trong hai loại gần không có quá nhiều sự khác biệt.

Xem thêm: Thực phẩm làm giảm cholesterol

Phân bố

Cây sâm cau có đặc điểm phân bố rất đa dạng, tuy nhiên, thường phát triển mạnh nhất ở những nơi có điều kiện ẩm ướt và đất dồi dào dinh dưỡng. Loài thực vật có hoa này ưa ánh sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm, ánh sáng không quá mạnh. Cây thường mọc trên đất màu mỡ, ven nương rẫy, chân núi đá vôi, ngoài ra vẫn có thể sinh trưởng trên núi đá nhưng không mạnh mẽ bằng.

Cây sâm cau phân bố chủ yếu ở Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam của Trung Quốc. Tại nước ta, cây này chủ yếu được trồng ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Tuyên Quang và Cao Bằng.

Tuy nhiên, trước năm 1980, sâm cau rừng từng bị khai thác tràn lan dẫn đến số lượng loài cây giảm hẳn, thậm chí khan hiếm trong một thời gian dài. Cho đến nay, vì giá trị cao làm dược liệu nên đã có một số vùng núi phía Bắc nước ta tạo vườn ươm và khu vực trồng loại cây này.

Xem thêm: tìm hiểu về cây tam thất

Bộ phận dùng - Thu hái - Sơ chế - Bảo quản dược liệu sâm cau

Cây sâm cau là một loại cây có giá trị dược liệu cao, bộ phận được sử dụng chính là thân rễ (phần củ). Thịt củ màu trắng, chất nạc, chắc, màu vàng ngà, sau khi phơi có mùi thơm ngậy. Dược liệu này được sử dụng trong Đông y với tên gọi là tiêm mao (danh pháp khoa học: Rhizoma Curculiginis).

Thu hoạch sâm cau rừng có thể thực hiện quanh năm, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là từ tháng 9 - 12 trong năm.

Sau khi thu hoạch, người ta thường sơ chế sâm cau bằng cách đào cả cây, rồi cắt lấy phần củ, loại bỏ rễ con xung quanh. Sau đó, củ sâm cau được rửa sạch đất cát và dùng dao cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Do có độc, sâm cau được ngâm trong nước vo gạo 1 đêm để củ tiết hết chất độc ra ngoài rồi rửa lại, để ráo. Trong 2 loại sâm cau thì loại màu đen có độc tố cao hơn nên cần sơ chế kỹ.

 

Ảnh: Rễ sâm cau có loại màu nâu đỏ thường và loại màu đỏ cam

Tiếp theo, củ sâm cau được cắt lát mỏng, cắt khúc hoặc giữ nguyên cả củ để phơi hoặc sấy cho khô. Khi lưu trữ dược liệu sâm cau khô, cần lưu ý bảo quản nơi khô ráo, tránh để dính nước và tránh bị ẩm mốc. Vì vậy, nên bảo quản trong bao nilon kín hoặc hũ thủy tinh kín, để nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.

Ngoài ra có thể dùng củ tươi để ngâm rượu hoặc chế biến ngay. Tuy nhiên, loại củ tươi sau khi sơ chế sạch chỉ có thể dùng trong khoảng 1 tuần nếu bảo quản lạnh, để túi kín và hút chân không.

Tìm hiểu thêm: tam thất Sapa

Thành phần hóa học

Thân rễ sâm cau là một nguồn tài nguyên quý giá của nhiều chất hóa học khác nhau. Các thành phần hóa học trong sâm cau bao gồm: Tinh bột, Tanin (chất chát), chất nhầy, acid béo, beta-Sitosterol, Stigmasterol và các chất thuộc nhóm Cycloartan và Flavonoid,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa một số loại Glycoside, hợp chất Phenolic, Lignans, Flavon, Triterpenoids, Saponin và các chất hóa thực vật khác.

Trong sâm cau còn chứa một số dược chất đặc biệt được chú ý, mang lại nhiều công dụng trong y học như:

  • Các steroid thiên nhiên, có tác dụng tương tự như hormone Testosterone.
  • Curculigosides là thành phần hoạt tính sinh học chính của sâm cau, trong đó bao gồm Curculigoside A, B, C, D và Curculigine A và D.
  • 13 loại Saponin triterpene cycloartane đã được phân lập và xác định là Curculigosaponins từ A đến M.
  • 2 loại Triterpen khác là Curculigol và axit 31-metyl-3-oxo-20-ursen-28-oic.
  • Các chất Phenyl glycoside curculigoside B, Curculigines B và C.
  • Hợp chất 25-hydroxy-33-methylpentatricontan-6-one.

 

Ảnh: Trong củ sâm cau chứa nhiều dược chất và hoạt chất có giá trị y học

Công dụng của sâm cau đối với cơ thể và sức khỏe

Sâm cau là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền phương Đông với nhiều công dụng khác nhau. Đồng thời, các nhà khoa học hiện đại cũng đã thực hiện nghiên cứu và phát hiện nhiều tác dụng của các thành phần hoạt chất có trong cây thuốc này.

Theo Y học cổ truyền

Theo Đỗ Tất Lợi trong sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam”, dược liệu này có đặc điểm sau:

  • Tính vị: Vị cay, thơm nhẹ, tính ấm.
  • Quy kinh: Thận, Can và Tỳ.
  • Công dụng: Ôn bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.
  • Chủ trị: Chủ yếu điều trị cho các bệnh như liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.

Theo các tài liệu Y học cổ truyền khác, sâm cau có đặc điểm sau:

  • Tính vị: Vị cay, hơi mặn, tính ấm (theo Điền Nam bản thảo); vị cay, tính nóng, có độc (theo Trung Dược học, Khai bảo bản thảo và Cương mục).
  • Quy kinh: Can, Phế, Thận.
  • Công dụng: Nhuận phế, bổ thận tráng dương, điều kinh, cường gân cốt, trừ phong thấp, giảm đau viêm.
  • Chủ trị: Dược liệu này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như liệt dương, tinh lạnh, yếu sinh lý, tử cung lạnh, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, suy nhược thần kinh, phong thấp, nhức mỏi xương khớp, hen suyễn, lậu, tiêu chảy, ngứa ngoài da và nhiều bệnh khác.

Dựa vào những tài liệu Y học cổ truyền và các nghiên cứu, dưới đây là một công dụng thông dụng của sâm cau ứng dụng trong chữa bệnh:

  • Ôn bổ can và thận khí: Sâm cau có tác dụng cung cấp năng lượng cho gan, thận, giúp cải thiện chức năng của gan, thận và tăng cường sức khỏe tổng thể cho cơ thể.
  • Tráng dương, mạnh gân cốt: Vị thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về sinh lý như liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, đồng thời giúp mạnh gân cốt, chống đau nhức cơ xương, giảm đau lưng mỏi gối,… Do đó, đây là một vị dược được ứng dụng nhiều trong cách bài thuốc tăng cường sinh lý nam, trị di tinh, tinh yếu,…
  • Ôn trung, táo thấp, điều hòa tiêu hóa tán ứ: Vị dược có tác dụng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón và đầy hơi, tiêu chảy và ăn không tiêu.
  • Tán ứ, trừ phong thấp: Có tác dụng giúp tán ứ huyết, tăng lưu thông máu, giảm đau và làm giảm sưng tấy. Mặt khác, dược liệu cũng được dùng để trừ phong thấp, giảm nhức mỏi xương khớp, giảm đau và chống viêm trong các trường hợp viêm đau khớp, gout,…
  • Trừ hàn thấp: Sâm cau có vị cay, tính ôn (ấm) nên cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng hàn thấp, tê bì tay chân, lạnh tử cung, lạnh bụng, rét cơ thể,… để làm ấm cơ thể, giảm co cứng và giảm đau.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Vị dược được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh và khí huyết suy yếu. Kết hợp khả năng tăng lưu thông báo, bổ khí huyết, giảm đau và trừ hàn thấp, dược liệu này còn giúp khử hàn tử cung, ôn bổ tử cung ở nữ giới để hỗ trợ chữa chứng khó mang thai.
  • Cải thiện suy nhược thần kinh: Vị dược cũng giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp ngủ ngon hơn,