Khiêm tam thất

Các loại tam thất hoang Việt Nam được xếp trong họ nhân sâm. Điều này đúng hay không ? Lướt một vòng các thông tin từ các website trong lĩnh vực tam thất, nhân sâm tại Việt Nam chúng tôi nhận ra rất nhiều chỉ dẫn cực kỳ sai lầm. Đa số là các cửa hàng, các nhà buôn cung cấp thông tin một cách lệch lạc nhằm mục đích thương mại. Dưới đây cửa hàng tam thất bắc Lào Cai sẽ giúp quý khách cũng như các độc giả phân biệt các loại tam thất hoang theo cách chuẩn nhất.

Sắp xếp các loại tam thất hoang trong bậc phân loại thực vật.

Tất cả chúng ta được dạy trong sách sinh học năm lớp 6, bậc trung học cơ sở rằng giới thực vật được chia làm thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong đó thực vật bậc cao được chia theo các ngành ở mức chi tiết nhất.

Bậc phân loại thực vật

 

Tất cả thực vật, đương nhiên bao gồm tam thất và nhân sâm, đều được phân loại theo thang phân chia trên. Cụ thể: Loài -> Chi -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành Cách phân loại này đúng trong mọi sách nghiên cứu thực vật, bao gồm cả sách nước ngoài và khi dịch ra tiếng Việt Nam không gặp thay đổi hay rắc rối trùng lặp nào: Loài (Species) -> Chi (Genus) -> Họ (Familia) -> Bộ (Order oặc Ordo) -> Lớp (Classis) -> Ngành (Divisio)

Nhân sâm châu Á 

Nhân sâm tại Châu Á được cho là nguồn gốc của các loại nhân sâm. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có bằng chứng chỉ ra châu Mỹ, châu Âu cũng xuất hiện loài này trong lịch sử. Tuy nhiên Châu Mỹ được khám phá muộn và trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không đi sâu vào chủ đề này. Nhân sâm Châu Á gọi chung là Panax Ginseng, Asian Ginseng (sâm châu á), được xếp vào thực vật bậc cao có rễ. Đây là một trong những loại thực vật sống rất lâu năm, nếu để trong điều kiện phù hợp tuổi thọ của chúng hoàn toàn có thể cạnh tranh với những loài cây sống lâu năm nhất trên trái đất.

Phân biệt nhân sâm Việt Nam trong nhân sâm châu Á

Tên khoa khọc: Panax Vietnamensis. Phân loại cha (mức cao hơn): Ginseng (nhân sâm) Xếp hạng: Loài Họ: Araliaceae (họ cuông - theo Sách Cây Cỏ VN - PHH - Chi Aralia) - hay còn được gọi là họ nhân sâm. Trước kia còn được gọi trong một số sách với họ Ngũ Gia, họ Thường Xuân. Họ con: Aralioideae Chi: Panax Chi con: Panax Loài: Panax Vietnamensis. Một số loại nhân sâm Việt Nam rất nổi tiếng như:

  • Sâm Lai Châu Panax Vietnamensis Var. Fuscidiscus
  • Sâm Ngọc Linh Panax Vietnamensis Ha et Grushv
  • Sâm Langbian Panax Vietnamensis Var Langbianensis
  • Tam thất bắc Panax Notoginseng
  • Panax stipuleanatus (tam thất hoang Việt Nam)

 

Rồi ok, đi một vòng từ rất rất cao trên xuống dưới, từ bậc phân chia thực vật, đến các loại sâm Châu Á và đến Sâm Việt Nam, cuối cùng chúng ta đã tìm thấy các loại tam thất hoang Việt Nam. Đồng thời khẳng định câu nói "các loại tam thất hoang Việt Nam thuộc họ nhân sâm" là đúng về mặt khoa học. Tiếp tục nào:

Phân biệt các loại tam thất hoang Việt Nam

Các loại tam thất hoang ở Châu Á cũng như Việt Nam hiện nay vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, khám phá. Nhiều giống mới được phát hiện, chưa nghiên cứu cũng như một số lượng không nhỏ dù đã được tìm thấy nhưng chưa được công nhận, phân tích rõ ràng đặc tính, sự lai tạo hay trùng lặp giữa các vùng lãnh thổ.

Chi Panax ở Châu Á rất rộng, có thể kể đến một số loài:

TÊN LOÀIHIỆN TRẠNGNGUỒN
Panax australasia Pers.chưa xác nhậnTRO
Panax australis Spreng. ex Schult.chưa xác nhậnWCSP
Panax bipinnatifidus Seem.đã công bốWCSP
Panax caribaeus Sieboldchưa xác nhậnTRO
Panax compactus Barb.Rodr.chưa xác nhậnWCSP
Panax fallax Miq.chưa xác nhậnWCSP
Panax ginseng C.A.Mey.đã công bốWCSP
Panax hermannii Cordem.chưa xác nhậnWCSP
Panax japonicus (T.Nees) C.A.Mey.đã công bốWCSP
Panax lepidus W.Bullchưa xác nhậnWCSP
Panax margaritiferus Vis.chưa xác nhậnWCSP
Panax mastersianus Sander ex Mast.chưa xác nhậnWCSP
Panax micranthus Wall.chưa xác nhậnTRO
Panax nitidus W.Bullchưa xác nhậnWCSP
Panax notoginseng (Burkill) F.H.Chenđã công bốWCSP
Panax pseudoginseng Wall.đã công bốWCSP
Panax quinquefolius L.đã công bốWCSP
Panax sokpayensis Shiva K.Sharma & Panditđã công bốWCSP
Panax stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Fengđã công bốWCSP
Panax transitorius C. Hochưa xác nhậnTRO
Panax trifolius L.đã công bốWCSP
Panax vietnamensis Ha & Grushv.đã công bốWCSP
Panax wangianus S.C.Sunđã công bốWCSP
Panax zingiberensis C.Y.Wu & Fengđã công bốWCSP

Như trong bảng trên, Việt Nam chúng ta có 2 loại sâm trong số những cái tên nổi trội nhất thế giới, trong đó có tam thất hoang.

Các loại tam thất hoang Việt Nam thường gặp: 

  • tam thất hoang lá tròn
  • tam thât hoang lá xẻ

 

Đặc điểm các loại tam thất hoang Việt Nam Mục này khá quan trọng, nó trực tiếp liên quan đến các hạng mục nghiên cứu cũng như ảnh hưởng tới túi tiền của khách hàng.

Đặc điểm sinh thái của các loại tam thất hoang

Cây thảo, phân bố ở Lào Cai (núi Hoàng Liên Sơn), Sapa, Bản Khoang, Hà Giang (toàn bộ các vùng núi cao) Xín Mần, Hoàng Su Phì, Nghệ An (Kỳ Sơn). Cây ưa ẩm, sống trong không gian có ánh sáng 3 phần sáng 7 phần tối. Thường mọc dưới tán cây lớn, rừng rậm kín, nơi nhiều đấn mùn, ẩm. Dễ tìm thấy nhất là cạnh các phiến đá lớn, đôi khi chúng mọc giữa khoảng không lọt thỏm giữa các tán cây lớn. Đặc biệt các loại tam thất hoang chỉ sinh trưởng ở độ cao trên 1500m đến 2000m so với mực nước biển. Cây đang nằm trong danh sách bảo tồn (sách đỏ Việt Nam), cực kỳ quý hiếm và giá trị cao.

Đặc điểm nhận dạng, nhận biết tam thất hoang

 

Củ tam thất rừng Quý khách, quý độc giả lưu ý và quan sát ảnh để tránh các trường hợp nhầm lẫn tai hại. Cây tam thất hoang trưởng thành cao khoảng 1 mét. Củ (rễ) nằm dưới khoảng 3-10cm dưới mặt đất, nằm ngang. Đặc điểm này hoàn toàn khác với nhiều loại nhân sâm rễ thẳng. Củ tam thất hoang có nhiều đốt hay còn gọi là mắt. Mỗi mắt lại lõm vào một vết tròn, thông thường các vết lõm này thẳng hàng và nối tiếp nhau. Thân cây các loại tam thất hoang là thân cỏ, đứng thẳng, không phân nhánh, gốc cây có vảy mỏng, lõi xốp. Lá cây các loại tam thất hoang mọc vòng ở trên cùng của cây, có từ 3-5 lá, hoa tam thất sẽ mọc trên cùng, khi chín thành quả màu đỏ. Lá các loại tam thất hoang là lá nhọn, lá kép có chân vịt có 5 lá chét, 2 lá chét ở 2 bên phải và trái diện tích nhỏ hơn một chút. Hai mặt lá đều màu xanh, lông ở mặt trên. Mùa ra hoa của tam thất là tháng 4-6 âm lịch, sau khoảng 3 tháng thì quả chín, màu đỏ mọng, có lá mầm màu trắng sau lớp vỏ đỏ. Các loại tam thất hoang là cây lưỡng tính, chúng sẽ tự thụ phấn.

Giá trị của các loại tam thất hoang

 

Như đã nói ở trên, các loại tam thất hoang đều năm trong sách đỏ, cần được bảo tồn. Chúng là nguồn gene quý hiếm, có giá trị sinh học, nghiên cứu rất cao. Tam thất rừng nằm trong mục thực vật rừng quý hiếm nhóm 2 của NĐ 32/2006/NĐ CP của chính phủ. Về mặt sức khỏe, các loại tam thất hoang đều dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, lá, hoa, củ, rễ tam thất đều chứa những hợp chất quý hiếm. Đặc biệt là các loại Saponin. Được nhắc đến nhiều nhất trong nghiên cứu của H.T. Ksai và K.M. Feng là stipuleanosides R1 và R2 được phân lập từ dịch chết methanol. Tam thất rừng có rất nhiều tác dụng:

  • Cầm máu
  • Điều trị các bệnh về máu, bổ máu
  • Giải trừ tụ máu, bầm tím, thâm, u bướu
  • Bồi bổ kháng thể
  • Điều chỉnh, cân bằng các yếu tố trong máu
  • Chữa nhiều bệnh về xương

Khác biệt giữa các loại tam thất hoang và tam thất trồng

 

cây giống tam thất Đa số các loại tam thất hoang hiện nay chưa được trồng đại trà. Loại tam thất đang được trồng nhiều nhất là Panax Pseudoginseng, cũng là loại mà cửa hàng tam thất lào cai sử dụng làm thành phẩm bột tam thất, củ tam thất, nụ tam thất. (Toàn bộ sản phẩm tam thất rừng lào cai ở cửa hàng chúng tôi là bán nguyên cây, khai thác sao bán vậy, còn tươi và giữ nguyên hiện trạng). Tam thất bắc (Panax Pseudoginseng) có tập tính sinh trưởng gần như giống tam thất hoang (Panax Stipuleanatus) và các loài sâm khác. Tuy nhiên chúng khác nhau một chút về ngoại hình. Về tỷ lệ hợp chất, ngoài các saponin nhân sâm có phần giống nhau thì nhiều yếu tố độc đáo khác nhau làm nên giá trị chênh lệch. Tam thất trồng được sử dụng rộng rãi hơn do số lượng phổ biến, thời gian trồng ngắn hơn và giá thị trường thấp hơn.

Một số công dụng chính của tam thất trồng vườn:

  • Chữa thổ huyết, nôn ra máu
  • Chữa chứng đi tiểu ra máu, kiết lị ra máu
  • Băng huyết, rong kinh
  • Đặc biệt sử dụng trong trường hợp phụ nữ sau sinh máu hôi tồn tại
  • Chữa đau mắt đỏ
  • Chữa rắn độc cắn
  • Rượu ngâm tam thất rừng trị vết thương bầm dập, viết đứt gãy do va đập trên cơ thể, vết đứt (đâm chém)
  • Ứng dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư, u bướu