Khiêm tam thất

Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Có hơn 100 loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA-Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (RA-Rheumatoid Arthritis).

Viêm khớp là gì?

Triệu chứng và dấu hiệu của mỗi loại viêm khớp có thể giống hoặc không giống nhau tùy vào mức độ nặng-nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.

Theo nghiên cứu của tam thất bắc Lào Cai,  những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp… Theo Dữ liệu toàn cầu về điều trị viêm khớp dạng thấp, có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 bị viêm khớp dạng thấp.

 

Viêm khớp có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị kịp thời

Phân loại bệnh viêm khớp

Mặc dù có đến 100 loại viêm khớp khác nhau, thế nhưng mức độ phổ biến chỉ bao gồm những bệnh lý dưới đây:

1. Viêm xương khớp

Là hậu quả của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn khiến - Viêm xương khớp không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nguy cơ tàn tật vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

2. Viêm khớp dạng thấp

Cùng với Lupus, thấp khớp cấp… viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về khớp liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, là bệnh mãn tính và có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan bộ phận khác như mắt, phổi, tim, mạch máu…

3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng một số xương nhỏ trong cột sống của chúng ta bị dính chồng lên nhau (hợp nhất thành một). Tình trạng này khiến cột sống kém linh hoạt và có thể dẫn đến tư thế gập người về phía trước do cột sống bị rút ngắn lại.

4. Gout

Thuộc nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra, gout có thể xảy đến bất cứ ai. Đặc trưng của bệnh viêm khớp này là các cơn đau đột ngột, dữ dội kèm sưng đỏ và nóng ở khớp.

5. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên là bởi bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em dưới 16 tuổi và thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Bệnh lý này có thể hết trong vài tháng nhưng cũng có khi theo trẻ đến lúc trưởng thành, thậm chí suốt phần đời còn lại.

Viêm khớp tự phát thiếu niên không chỉ gây sưng đau khớp mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ vận động của trẻ em. Vậy nên, chuyên gia JEX thế hệ mới lưu ý các bậc phụ huynh: Nếu nhận thấy xương khớp của con em mình có những biểu hiện khác thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm soát và phòng ngừa tổn thương xương khớp do viêm xương khớp tự phát gây ra nhé!

6. Viêm khớp vảy nến

Khi phát hiện các mảng da bị đỏ ửng lên và lởm chởm vảy màu trắng bạc kèm theo cảm giác đau nhức, cứng ở khớp có thể bạn đã bị viêm khớp vảy nến. Bệnh lý này khởi phát phần lớn ở những người đang bị vảy nến, nhưng một số trường hợp sẽ bị viêm khớp trước rồi mới phát sinh triệu chứng bệnh vảy nến.

7. Viêm khớp phản ứng

Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh viêm khớp phản ứng là do một bộ phận nào đó của cơ thể (thường là ruột, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục) bị nhiễm trùng.

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm và thường biến mất trong khoảng 12 tháng kể từ khi xuất hiện. Viêm khớp phản ứng gây đau và sưng ở khớp gối, khớp mắt cá chân và bàn chân.

8. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, virus từ một bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ vết thương sâu bên ngoài đi qua máu xâm nhập vào khớp gây viêm nhiễm được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn. Bệnh biến chuyển nhanh và mức độ phá hủy sụn, xương dưới sụn cao, thế nên chúng ta cần phải có giải pháp điều trị kịp thời để bảo vệ xương khớp.

9. Viêm khớp ngón tay cái

Viêm khớp ngón tay cái gây đau dữ dội và sưng làm giảm sức mạnh cũng như phạm vi chuyển động của ngón tay gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác cơ bản hàng ngày. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa và nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để điều chỉnh lại khớp ngón tay cái.

10. Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là 1 vấn đề thường gặp ở rất nhiều người, gây ra tình trạng viêm sưng, đau nhức từ nhẹ tới nặng vùng khớp háng. Từ đó, gây ra các trở ngại trong quá trình chuyển động để thực hiện các động tác cơ bản.

Tất cả các bệnh khớp dù phổ biến hay không phổ biến, dù cấp tính hay mãn tính đều tác động tiêu cực đến hệ xương khớp và cản trở chức năng vận động của cơ thể. Do đó, các bạn cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị nếu cảm thấy đầu gối, cổ tay, vai gáy, thắt lưng… đau nhức hoặc sưng tấy bất thường nhé!

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp

Tất cả những bệnh lý liên quan đến xương khớp đều có các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết đó là:

1. Đau sưng

Đau do viêm khớp có thể là không đổi, hoặc nó có thể đến và đi. Nó có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận, hoặc được cảm nhận ở nhiều bộ phận của cơ thể.

2. Căng cứng

Cứng khớp là một triệu chứng điển hình. Với một số loại, điều này rất có thể là khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong xe trong một thời gian dài khiến việc cử động khớp trở nên khó khăn. Với các loại khác, cứng khớp có thể xảy ra sau khi tập thể dục, hoặc nó có thể kéo dài.

3. Đỏ, nóng

Trong một số loại viêm khớp, da trên khớp bị ảnh hưởng trở nên đỏ tấy. Khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy ấm nóng.

4. Khả năng chuyển động giảm sút

Nếu di chuyển hoặc đứng dậy khỏi ghế gây khó khăn hoặc đau đớn thì điều này có thể là dấu hiệu viêm khớp hoặc một vấn đề khớp khác.

Tùy thuộc vào loại viêm khớp, các dấu hiệu và triệu chứng này có thể biểu hiện đồng thời một cách rõ rệt hoặc chỉ thoáng qua chốc lát. Chính vì lẽ đó, nhiều người đã để “tuột mất” thời điểm vàng chữa bệnh khớp bởi không hay biết mình đang mắc các vấn đề về xương khớp.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

Triệu chứng có thể giống nhau nhưng nguyên nhân bệnh viêm khớp thì không? Mỗi loại bệnh sẽ liên quan đến các yếu tố gây bệnh khác nhau và chúng ta gần như không thể đoán trước hay kiểm soát được. Dưới đây là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến các bệnh lý về cơ xương khớp mà bạn nên chú ý:

1. Chấn thương

Những người bị chấn thương trong khi chơi thể thao, làm việc hoặc tham gia giao thông đều có nguy cơ bị viêm khớp tại vị trí khớp xương bị tổn thương (dù vết thương đã được chữa lành).

Chữa chấn thương nội tạng bằng bột tam thất

2. Di truyền

Một số loại viêm khớp là do di truyền, thế nên bạn có thể dễ gặp phải nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn bị bệnh lý này.

3. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, vi trùng từ một bộ phận nào đó bị tổn thương trong cơ thể theo máu xâm nhập vào các khớp gây viêm nhiễm và sưng tấy.

4. Tuổi tác

Bệnh viêm khớp bao gồm cả viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và gout có xu hướng gia tăng theo tuổi tác (tuổi càng lớn nguy cơ khớp bị viêm càng cao).

5. Giới tính

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, còn nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn phụ nữ. Có nghĩa là tỷ lệ mắc các bệnh về khớp giữa các giới tính có sự chênh lệch nhất định.

6. Thừa cân-béo phì

Trọng lượng vượt ngưỡng (tức là chỉ số BMI quá 18.5 - 24.9) gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống bởi những bộ phận này có chức năng chống đỡ cơ thể. Tình trạng thừa cân-béo phì kéo dài sẽ khiến xương khớp bị đau nhức, thoái hóa và biến dạng.

7. Tính chất công việc

Những người làm công việc phải mang vác nặng, ngồi một chỗ và sử dụng máy tính liên tục làm việc nhiều giờ đồng hồ cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh xương khớp.

8. Thói quen vận động và sinh hoạt

Lười vận động hay vận động quá sức đều không có lợi cho sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cùng thức uống có gas và rượu bia sẽ ngầm hủy hoại tế bào sụn và xương dưới sụn, bào mòn các khớp khiến bạn đau nhức, chấn thương khớp và suy giảm chức năng vận động.

Xem thêm: Những bệnh người cao tuổi thường gặp

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ

Khi mới khởi phát người mắc viêm khớp thường gặp phải những dấu hiệu cảnh báo như: Sưng, nóng, đỏ đau gây bất tiện trong vận động và sinh hoạt. Tuy nhiên người bệnh thường không để tâm và thường nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau một hai ngày.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và cải thiện đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra rất nhiều ẩn hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Do đó người bệnh khi có những dấu hiệu thường gặp của viêm khớp nên thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh và có phương pháp cải thiện và điều trị đúng cách.

Biến chứng của bệnh viêm khớp

Bệnh lý viêm khớp không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể cướp đi khả năng đi lại và vận động của bạn. Và bạn hãy thử tưởng tượng, nếu một ngày mình phải ngồi một chỗ vì thoái hóa khớp nặng thì cuộc sống sẽ như thế nào?

Tất cả các công việc và sinh hoạt đời thường đều không thể thực hiện một cách trơn tru, biến dạng khớp thậm chí phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân vì chân tay co rút, cong vẹo. Điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn đi vào bế tắc và chán chường. Đây không phải lời phóng đại mà là cảnh báo của chuyên gia JEX về những hậu quả khôn lường mà bạn có thể phải gánh chịu khi viêm khớp bị biến chứng nghiêm trọng.

Chữa đau lưng bằng tam thất cũng rất hiệu quả. Quý bạn đọc tham khảo thêm các bài thuốc tại website này.

Chẩn đoán viêm khớp

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không khó để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân bệnh viêm khớp. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán nhanh chóng dạng viêm khớp và mức độ viêm khớp đang được áp dụng tại hầu hết bệnh viện chuyên khoa xương khớp:

1. Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ dùng một số dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra phản xạ và khả năng vận động của cơ xương khớp. Từ việc quan sát sự linh hoạt, độ dẻo dai và sức bền của khớp lúc bệnh nhân thực hiện chuyển động… bác sĩ có thể bước đầu xác minh được vấn đề xương khớp của từng người.

2. Chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT scan, MRI

Công nghệ hình ảnh không chỉ được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh xương khớp mà còn được ứng dụng rộng rãi trong quá trình thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác. Thông qua hình ảnh chụp lại chi tiết cấu trúc và hình dạng bên trong khớp, bác sĩ có thể dễ dàng nhìn ra tổn thương mà xương khớp đang gặp phải và đâu là lý do khiến xương khớp của bạn bị đau nhức, sưng tấy.

3. Nội soi khớp

Một thiết bị siêu nhỏ với một đầu gắn camera mini sẽ được đưa vào vị trí khớp bị đau nhức để thăm dò các yếu tố nội sinh khớp. Hình ảnh camera thu được về dây chằng, bao hoạt dịch, bề mặt sụn khớp… sẽ hiện rõ ràng trên màn hình vi tính. Nhìn vào đây, bác sĩ sẽ thấy được sự bất thường dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng do khớp bị viêm.

4. Sinh thiết dịch khớp để kiểm tra

Lấy dịch tiết (chất nhờn) trong khớp để xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý khớp chính xác dựa trên sự biến đổi màu sắc và độ nhờn của dịch khớp. Nếu dịch khớp có độ nhớt thấp và có màu đục hoặc đỏ đồng nghĩa với khớp của bạn đang bị thương tổn, cần được điều trị sớm.

5. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu, đánh giá chất lượng và số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu giúp bác sĩ biết được mức độ viêm nhiễm đang xảy ra bên trong cơ thể. Nếu hồng cầu giảm, còn tiểu cầu và bạch cầu tăng cao đồng nghĩa với việc một bộ phận nào đó đã bị viêm nhiễm (không loại trừ khớp xương).

Điều trị bệnh viêm khớp như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho xương khớp bởi loại bệnh lý này chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Để cải thiện chức năng khớp, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng và chữa viêm khớp đạt kết quả tốt nhất, chuyên gia xương khớp JEX khuyên bạn đáp ứng những điều kiện sau:

Điều trị viêm khớp: Giảm Đau và Bảo Vệ Khớp Hiệu Quả

Việc điều trị viêm khớp tập trung chủ yếu vào việc giảm đau và ngăn chặn sự tổn thương khớp tiếp tục. Các chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp kiểm soát đau hiệu quả nhất, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Nhiều người tìm thấy sự giảm nhẹ từ việc áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc sử dụng các loại miếng dán giảm đau. Đồng thời, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy hoặc khung tập đi cũng giúp giảm bớt áp lực lên các khớp đau.

Bên cạnh các biện pháp giảm đau, bạn cũng sẽ được chỉ định thêm các phương pháp điều trị khác để kiểm soát triệu chứng:

Sử Dụng Thuốc

Các loại thuốc phổ biến trong điều trị viêm khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Vicodin (hydrocodone) hoặc Tylenol (acetaminophen) giúp kiểm soát cơn đau mà không giảm viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Advil (ibuprofen) và các loại salicylat giúp giảm đau và viêm.
  • Menthol hoặc kem capsaicin: Cản trở tín hiệu đau từ khớp đến não.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Prednisone hoặc cortisone được sử dụng để giảm viêm.

Phẫu Thuật

Đối với bệnh nhân viêm khớp nặng mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể được chỉ định, đặc biệt là cho khớp hông và đầu gối.

Vật Lý Trị Liệu

Vật lý trị liệu cung cấp các bài tập được thiết kế để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng, giảm đau, tăng sự linh hoạt và phạm vi cử động của khớp.

Điều Trị Tại Nhà

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại hình thể thao phù hợp.
  • Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi: Duy trì hoạt động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý là quan trọng để quản lý tình trạng viêm khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát tình trạng viêm. Hãy ưu tiên thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất chống viêm, canxi và vitamin D.
  • Cải thiện giấc ngủ: Chất lượng giấc ngủ tốt giúp giảm triệu chứng đau nhức do viêm khớp.

Phòng Tránh Bệnh Lý Viêm Khớp

Mặc dù không phải tất cả mọi người đều có thể ngăn ngừa viêm khớp, nhưng việc duy trì một số thói quen lành mạnh có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh. Bao gồm việc tăng cường ăn các loại cá giàu omega-3, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và tránh chấn thương.

Bằng cách áp dụng một cách tiếp cận toàn diện trong điều trị và quản lý viêm khớp, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.