Thiếu máu não là căn bệnh phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Trong Đông y, có nhiều loại thảo dược hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu não hiệu quả. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những loại dược liệu quý này nhé.
Thiếu máu não - căn bệnh không thể coi thường
Giai đoạn đầu của bệnh thiếu máu não không quá nghiêm trọng nhưng lâu dần có thể dẫn tới tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Sau cơn đột quỵ, nếu không ảnh hưởng tới tính mạnh thì bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, tâm lý, thị lực, khả năng ghi nhớ,…
Để hỗ trợ và phòng ngừa và điều trị thiếu máu não, chúng ta nên tuân thủ lối sống khoa học, lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, ngủ nghỉ điều độ. Ngoài ra, việc tìm hiểu về một số loại thảo dược hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu não cũng là điều nên làm.
7 Loại Thảo Dược Hỗ Trợ Phòng Ngừa và Điều Trị Thiếu Máu Não Hiệu Quả
Bạch Quả
Bạch quả (tên khoa học: Ginkgo biloba), là một vị thuốc quý trong Đông y được dùng để điều trị bệnh lý thoái hóa thần kinh và thiểu năng tuần hoàn não. Bạch quả có tác dụng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, phá vỡ cục máu đông, làm giãn mạch máu, tăng cường máu lên não và tới các chi. Khi tuần hoàn máu được thông suốt, chứng ù tai, chóng mặt, mất ngủ do thiếu máu não cũng được cải thiện rõ rệt.
Bạch quả (Ginkgo biloba)
Đinh Lăng
Đinh lăng (tên khoa học: Polyscias fruticosa) có thể nói là loài cây vô cùng quen thuộc với người Việt. Chúng thường được trồng làm cây cảnh, làm thuốc và có thể sử dụng như một loại gia vị. Theo y học cổ truyền, rễ cây Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, trong rễ cây đinh lăng có chứa hoạt chất saponin tương tự như nhân sâm. Do đó, ngoài tác dụng tăng cường tuần hoàn máu thì đinh lăng còn giúp tăng cường thể lực, giảm lo âu, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.
Đinh lăng (Polyscias fruticosa)
Ngoài ra Đinh Lăng còn được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc:
- 8 cây thuốc nam trị mất ngủ
- 9 loại lá cây chữa viêm da cơ địa dễ tìm mà hiệu quả nhanh
- 10 Bài thuốc trị đau lưng hay
- 9 nhóm cây thuốc nam phổ biến
Đông Trùng Hạ Thảo
Đông trùng hạ thảo (tên khoa học: Cordyceps sinensis) chứa nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là Adenosine và D-manitol. Adenosine có tác dụng làm tăng lượng oxy trong máu, điều hòa nhịp tim, khắc phục chứng loạn nhịp tim, ức chế sự tập kết tiểu cầu, chống xơ vữa động mạch. Từ đó, giúp cải thiện tuần hoàn máu đi khắp cơ thể.
Hoạt chất D-manitol có tác dụng làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, hoạt huyết, giảm cholesterol máu. Ngoài ra, trong chiết xuất Đông trùng hạ thảo còn chứa rất nhiều hoạt chất quý khác như: Cordycepin, polysaccharide, selen,… giúp bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn,…
Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis)
Xuyên Khung
Cây Xuyên khung (tên khoa học: Ligusticum striatum) chứa nhiều hoạt chất có giá trị như: Alkaloid, Saponin, 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene cùng một số loại acid amin thiết yếu. Nhờ đó, loại dược liệu này có khả năng làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu lên não. Từ đó, giúp tuần hoàn máu não được cải thiện và hạn chế nguy cơ thiếu máu não.
Cây Xuyên khung (Ligusticum striatum)
Tam Thất
Trong Đông y, Tam thất (Panax notoginseng) cũng là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng tuyệt vời. Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, chống huyết khối, ngăn ngừa hình thành cục máu đông Ngoài ra, tam thất còn giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,..
Tam thất bắc (Panax notoginseng)
Tam thất bắc là dược liệu quý, giá trị cao, được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh về máu, phục hồi sinh khí, tăng cường thể trạng. Quý bạn có thể sử dụng các bộ phận của cây tam thất cho quá trình điều trị bệnh.
Tham khảo tam thất trị bệnh gì
Xích Thược
Xích thược (Paeonia lactiflora Pall) thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae), còn có tên gọi khác là mẫu đơn đỏ, thược dược hay xuyên xích thược. Phần được sử dụng làm dược liệu là rễ củ, có vị chua đắng, tính hơi hàn. Xích thược chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm áp lực tĩnh mạch cửa, tăng khả năng co giãn của động mạch vành, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
Xích thược (Paeonia lactiflora Pall)
Hồng Hoa
Hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius. Trong Đông y, vị thuốc này có vị cay, tính ôn với tác dụng tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, Hồng hoa còn giúp ức chế hình thành huyết khối nhờ khả năng làm giảm chỉ số kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,…
Hồng hoa (Carthamus tinctorius)
Ngải Cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ hoa cúc (Asteraceae). Lá ngải cứu có mùi thơm nồng, vị từ hơi đắng cho tới rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có chứa rất nhiều loại tinh dầu giá trị như: cineol, α-thuyon, dehydro tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, matricaria este, adenin, cholin. Các loại tinh dầu này giúp làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt,…
Ngải cứu (Artemisia vulgaris)
Xem thêm: Bồ câu hầm ngải cứu
Tác dụng của thảo dược trong điều trị thiếu máu não
- Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não.
- Hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn máu não: Rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, tê bì, nhức mỏi chân tay,…
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,…
- Hỗ trợ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Việc sử dụng thảo dược đều đặn, thường xuyên giúp bạn đạt được những tác dụng tích cực đối với chứng thiếu máu não.
Tam thất bắc kính chúc quý khách sức khỏe, an khang. Mọi yêu cầu về tư vấn hỗ trợ xin gọi 0919 666 568, chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe miễn phí.