Cây cối xay là một loại cây mọc hoang trên nhiều vùng đất trống, nhưng lại có khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Dân gian thường dùng thảo dược này để cải thiện chứng tiểu buốt, kiết lị, đau đầu, hạ sốt hay phù thũng sau sinh.
Giới thiệu về cây cối xay
Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet, thuộc họ bông (Malvaceae). Trong dân gian, thảo dược này còn được biết đến với nhiều tên khác như cây kim hoa thảo, nhĩ hương thảo, ma bản thảo, quýnh ma.. Người dân tộc Thái gọi loại cây này là co tó tép hay trong tiếng Tày có tên là phao tôn.
Cây cối xay là loại dược liệu quen thuộc trong dân gian
Cây cối xay thường mọc thành bụi tại những khu vực đất trống, cao từ 1m - 1m5 rưỡi, thuộc nhóm cây sống lâu năm. Toàn thân cây có một lớp lông măng, lá cây có hình tim, có răng cưa ở mép và thường mọc so le nhau. Loài cây này thường ra hoa vào tháng 2 - 4, ra trái vào tháng 4 - 6. Hoa thường mọc đơn ở kẽ lá, quả do nhiều nang kết hợp liền kề giống hình cối xay.
Ngoại trừ phần rễ thì tất cả các bộ phận của cây cối xa đều được dùng để làm thuốc. Người dân thường thu hoạch cây cối xay về phơi khô hoặc xay thành bột để dùng khi cần thiết.
Tác dụng của cây cối xay với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, vị thuốc nhĩ hương thảo có vị ngọt, tính bình và quy vào các kinh tâm, đởm. Người xưa thường hãm nước uống để thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, tiêu đờm, hỗ trợ lợi tiểu. Lá cây cối xay có nhiều chất nhầy có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm se lại miệng vết thương, có thể đắp ngoài da an toàn. Trong khi đó, hạt của cây cối xay có thể hỗ trợ nhuận tràng, kích dục hiệu quả nên nam giới thường rất ưa loại thảo dược này.
Bài thuốc từ cây cối xay giúp điều trị viêm tai trong hiệu quả
Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, trong cây cối xay có chứa hoạt chất gossypol có tác dụng kháng viêm cực kỳ mạnh. Đồng thời các dược chất trong loại cây này còn làm ức chế sự thẩm thấu của protein huyết tương. Trong tài liệu được Ấn Độ ghi chép, dịch chiết bằng cồn từ cây cối xay có thể làm hạ nhiệt, được biểu hiện rõ rệt dựa trên sự thay đổi của hệ thần kinh trung ương. Khả năng chống viêm của cây cối xay còn được Viện quân y 103 quân khu 5 đưa vào trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh viêm khớp.
Các bài thuốc từ cây cối xay
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản từ cây cối xay dưới đây:
- Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: dùng 12- 16g cây cối xay, 8g lá tre, bạc hà, kinh giới mỗi loại 8g, kim ngân hoa 12g. Tất cả đem sắc với 750ml nước đến khi cô đặc lại còn khoảng 250ml. Chia thuốc là 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng liên tục 3-4 ngày.
- Cải thiện chứng tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt: Dùng 30g cây cối xay bông mã đề và rễ tranh mỗi loại 20g, rau má và râu ngô mỗi loại 12g, 8g cỏ mần trầu 8g. Tất cả đem sắc với 650ml nước đến khi cô lại còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Dùng 10 ngày.
- Giảm đau nhức xương khớp: Lá cối xay khô và rễ cây xấu hổ mỗi loại 5g; rau muống biển, rễ cỏ xước, lá lạc tiên, lá lốt mỗi loại 3g. Các dược liệu đem phơi khô, hãm nước như trà để uống hằng ngày.
- Cải thiện bệnh trĩ: Rễ cối xay 200g đem sắc với nước đến khi cô lại còn 1 chén thuốc. Dùng để xông hậu môn hoặc rửa vùng kín ngày 5-6 lần để tránh viêm nhiễm.
- Dị ứng mày đay: Dùng 30g cây cối xay đem hầm cùng 100g thịt lợn, ăn trong 7-10 ngày .
- Trị viêm tai trong mạn tính: dùng khoảng 20 – 40g cây cối xay đem nấu cháo cùng gạo nếp và thịt lợn ăn mỗi ngày. dùng cả nước.
- Trị ung thư thũng độc (nhọt độc sưng đau):dùng quả cối xay, lấy cả hạt đem nghiền bột rồi pha cùng nước uống hằng ngày. Chỗ có nhọt độc dùng lá cối xã giã nát đắp mỗi ngày.
Mặc dù có thể mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được loại thảo dược này. Phụ nữ có thai, người đang cho con bú hay Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều lần, người đang bị tiêu chảy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo các bài thuốc sức khoẻ: