Khiêm tam thất

Khi tìm hiểu về chế độ sinh hoạt tốt cho người đau dạ dày bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin khác nhau. Nhìn chung lại, để chữa bệnh đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc chúng ta cần xây dựng những thói quen sinh hoạt thân thiện hơn. Đó có thể là những nề nếp sinh hoạt khác, làm dịu các cơn đau hoặc hỗ trợ điều trị viêm loét. Trên thực tế những người bị bệnh dạ dày nhẹ có thể khỏi bệnh nếu có chế độ sinh hoạt chuẩn và điều độ. Dưới đây là những chia sẻ từ cửa hàng tam thất về những lưu ý để có chế độ sinh hoạt tốt cho người đau dạ dày :

Ăn uống thế nào tốt cho người đau dạ dày

Trong hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến những vấn đề về dạ dày mà bệnh nhân đang gặp phải.

1. Tránh thực phẩm quá chua

 

Một số thực phẩm quá chua như cóc, chanh,...chứa nhiều acid gây hại cho dạ dày. Do vậy, chúng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.

2. Hạn chế ăn thức ăn sống, lạnh

Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân không nên dùng món sống hay tái như thịt sống, thịt tái, nem chua, gỏi,...Do chưa được chế biến hay chưa chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi nhiệt độ nên những thực phẩm này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho dạ dày.

3. Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích

Hàm lượng cồn có trong rượu bia và nicotin có trong bia rượu được xem là kẻ thù của bệnh dạ dày. 2 chất độc hại này phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc. Bên cạnh đó, chúng lại kích thích dạ dày tăng tiết nhiều acid gây đau và viêm loét.

4. Tránh lạm dụng các thuốc giảm đau

 

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Những loại thuốc này có thể gây cho bệnh nhân một số tác dụng không mong muốn và tác động trực tiếp đến dạ dày, ức chế sự sản sinh tế bào niêm mạc dẫn đến hình thành vết loét. Do vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Tham khảo: 10 bài thuốc hay trị đau dạ dày Tham khảo: bột tam thất nguyên chất chữa các bệnh viêm loet dạ dày, tá tràng

5. Thực đơn đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát nói chung mà còn tốt cho các bệnh lý về dạ dày. Khi được cung cấp đầy đủ các thành phần thiết yếu như chất béo, đạm, đường, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, chúng giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể một cách tốt nhất. Bệnh nhân có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần thêm sự tư vấn. 

 

Thói quen sinh hoạt tốt cho người đau dạ dày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ, giảm đau và ổn định chức năng của dạ dày.

1. Ăn đúng giờ, đúng cách

Đây là nguyên tắc được xếp đầu tiên và quan trọng mà mỗi bệnh nhân đau dạ dày cần phải tuân thủ. Mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 5 tiếng bởi đó là khoảng thời gian tốt nhất giúp dạ dày có đủ thời gian hoạt động và thực hiện chức năng tiêu hoá. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên ăn tối trước 7h và đi ngủ lúc 10h đêm là tốt nhất cho sức khỏe. Trong bữa ăn tối nên hạn chế đồ rán, chiên xào, nướng, hun khói và không nên ăn quá no bởi có thể gây hại cho dạ dày. 2. Uống nước đúng giờ Điều này tưởng chừng như không quá quan trọng nhưng nếu bệnh nhân uống nước vào thời điểm phù hợp sẽ giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Bệnh nhân nên uống nước sau khoảng thời gian làm việc làm dịu nhẹ dạ dày, vào buổi sáng ngủ dậy và trước khi ăn khoảng 1 tiếng.

3. Ăn chậm, nhai kỹ

Trong một số trường hợp, đau dạ dày xuất phát do nguyên nhân thói quen ăn quá nhanh và nhai không kỹ. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc với công suất cao hơn. Theo thời gian, niêm mạc sẽ dần bị tổn thương. Bệnh nhân đau dạ dày nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Hành động này giúp giảm áp lực lên dạ dày, nước bọt được tiết ra nhiều hơn. Từ đó, dạ dày được bảo vệ tốt hơn.

4. Không nên nhịn đói

Khi bụng rỗng, dạ dày tăng tiết dịch acid và thực hiện co bóp như quá trình tiêu hoá thức ăn, thậm chí quá trình này còn diễn ra mạnh mẽ hơn. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh nhân đau dạ dày thường bị đau bụng dữ dội khi đói. Bên cạnh đó, nếu acid dạ dày được tiết ra nhiều hơn nhu cầu sẽ khiến niêm mạc bị ăn mòn, dần hình thành ổ loét. Tình trạng viêm loét sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bụng không có thức ăn để thực hiện tiêu hoá. Nhịn đói không tốt cho người đau dạ dày dù nhìn từ góc độ nào.

5. Không nằm hay vận động mạnh sau ăn

Sau khi ăn, dạ dày cần một khoảng thời gian nhất định để thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn. Quá trình này diễn ra tốt nhất nếu bệnh nhân nghỉ ngơi thư giãn. Do vậy, vận động mạnh hay nằm ngay sau khi ăn có thể gây rối loạn không tốt cho người đau dạ dày Sau khi ăn, bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

6. Tránh căng thẳng, stress, lo âu

Stress, lo âu cũng là một trong nhiều lý do gây bệnh dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn khi căng thẳng, lo lắng. Acid tiết quá nhiều khiến vết loét càng trầm trọng và khiến bệnh nhân đau dữ dội. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress, có những suy nghĩ theo hướng tích cực, sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

7. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao cũng là biện pháp giúp cải thiện một số bệnh lý về dạ dày, trong đó có đau dạ dày. Một số bài tập phù hợp giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, dạ dày cũng sẽ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân. Một số bài tập đơn giản như đạp xe, đi bôi, đá cầu,...giúp bạn duy trì sức khỏe dẻo dai và bảo vệ dạ dày tốt hơn.

8. Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh tốt cho người đau dạ dày

Ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ là biện pháp tốt giúp giảm áp lực cho cơ thể bệnh nhân nói chung và dạ dày nói riêng. Duy trì giấc ngủ đủ 8 tiếng / ngày và nên dành 15 - 30 phút để ngủ trưa sẽ rất tốt cho người đau dạ dày

9. Không nên thức quá khuya

Không chỉ gây hại cho sức khoẻ tổng thể, thức khuya còn là yếu tố tác động xấu đến bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Vào ban đêm, tế bào niêm mạc dạ dày được tái tạo một cách âm thầm với tốc độ chậm. Do vậy, đ giấc ngủ thật sâu, chất lượng và đúng giờ là chìa khoá của chế độ sinh hoạt tốt cho người bị đau dạ dày. Dạ dày tăng tiết nhiều acid hơn nếu bệnh nhân thức quá khuya. Điều này làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, thức khuya dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress. Đây lại càng là mối nguy hại lớn với dạ dày.

Mẹo hay tốt cho người đau dạ dày: sử dụng thảo dược thiên nhiên

Rất nhiều loại thảo dược lành tính có khả năng bổ sung chỗ thiếu cho cơ thể khi bị đau dạ dày. Nghệ hay củ tam thất là một trong những ví dụ điển hình. Hai loại thảo dược này bản thân chúng rất tốt cho người bị dạ dày. Khi kết hợp với mật ong lại có thêm khả năng làm lành vết loét và trị các bệnh về dạ dày.