Tác dụng của tam thất gồm có giảm đau, tiêu u, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, bồ bổi sinh khí, phục hồi thể lực, cải thiện tuần hoàn máu, trị táo bón, tăng cường tiêu hóa, kích thích miễn dịch, cầm máu, bảo vệ thần kinh.
Cửa hàng tam thất bắc Lào Cai với kinh nghiệm 11 năm trong nghiên cứu, trồng và phát triển tam thất bắc sẽ chia sẻ với bạn chi tiết, cụ thể về tác dụng của tam thất trong bài viết này:
Tam thất bắc có tác dụng gì ?
Tác dụng của tam thất bắc rất đa dạng, công dụng chính nằm ở các hoạt chất có trong phần rễ củ và nụ hoa. Cây tam thất, đặc biệt là phần rễ củ có công năng tiêu ứ, hoạt huyết, tăng cường việc lưu thông máu mang theo các dược chất làm mạnh dương khí, tráng dương.
Tam thất bắc được sử dụng theo nhiều cách, nhưng được chia ra là dùng sống (cầm máu, bổ máu, giảm đau, bổ khí, tráng dương) và dùng chín hay còn gọi là thục tam thất (chữa ho ra máu, đại tiện tiểu tiện ra máu, chảy máu các khiếu, tiêu u bướu..)
Công dụng của tam thất bắc chủ yếu ở trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh, cụ thể:
- An thần, tĩnh dưỡng, ngủ ngon
- Bảo vệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, tỉnh táo
- Chữa viêm loét, viêm dạ dày, tá tràng
- Chữa u bướu, bầm tím, ứ máu, cầm máu
- Kích thích miễn dịch, kháng viêm
- Điều hòa kinh nguyệt
- Ngăn ngừa tổn thương não, chảy máu trong não
- Ngăn ngừa và điều trị ung thư nhờ các panacrin trong rễ, củ
- Chữa thiếu máu, mất máu sau sinh, huyết hư sau sinh
- Chống lão hóa, hoạt huyết, lưu thông máu, ngăn ngừa quá trình lão hóa từ acid oleanolic
- Chữa đau bụng, chướng bụng
- Chữa chứng đại tiện ra máu, kiết lỵ phân ra máu
- Giảm đau, hưng phấn thần kinh, kéo dài tác dụng thuốc an thần
- Bồi bổ sinh lực cho người già, chống lão hóa
- Chữa thổ huyết, chảy máu cam, kiết lị ra máu, rong kinh, băng huyết
- Chữa say rượu, say xe, buồn nôn, chóng mặt
- Tăng cường tiêu hóa, trị táo bón
- Ổn định huyết áp, chữa các bệnh thành vành mạch
- Ổn định chức năng gan, lợi tiểu, thải độc
- Bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh, lợi sữa, chữa lành các vết thương do sinh đẻ
- Bảo vệ tim mạch, chống tác nhân gây loạn nhịp, giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng khi thiếu oxy
Tam thất trị bệnh gì
Dược liệu tam thất bắc được sử dụng phổ biến trong đông y học với mục đích chữa các bệnh:
- Bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày: bột tam thất kết hợp mật ong, dùng 2 lần 1 ngày.
- Bệnh viêm loét tá tràng: bột tam thất kết hợp bột nghệ hòa nước ấm uống 2 lần 1 ngày trước bữa ăn
- Tổn thương nội tạng, bầm dập cơ thể do va chạm: Dùng 4-5gram củ tam thất giã nhỏ hoặc bột tam thất sau bữa ăn, mỗi ngày 1 lần
- Các bệnh về u như u nang, u tuyến giáp, u sưng mủ: bột tam thất hòa nước ấm dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1-2gram
- Bệnh đau vùng thắt lưng: bột hồng sâm và bột tam thất hòa theo tỷ lệ 1:1, mỗi ngày dùng 1-2 lần
- Bệnh ra máu, bầm dập ở phụ nữ sau sinh: 2-4gram bột tam thất mỗi ngày
- Bệnh rong huyết do bế kinh: 4gram tam thất, 12gram ngải cứu, 5gram đơn bì, 6gram xuyên khung, 6gram linh chi đem rửa sạch, sắc nước, uống đều trong 2-3 tuần.
- Chữa bệnh đi tiểu, đi đại tiện ra máu: củ tam thất, gừng tươi, cỏ bấc đèn mang sắc nước, uống đều 2 lần/ngày
Tam thất còn chữa rất nhiều chứng bệnh khác liên quan đến máu, u bướu, bầm dập và bồi bổ cơ thể. Để được tư vấn cụ thể hơn, quý bạn vui lòng liên hệ tới Khiêm Tam Thất hoặc hotline 0919666568. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về tam thất, chúng tôi rất vui lòng được trả lời miễn phí mọi câu hỏi của bạn.
Tam thất có tác dụng gì với phụ nữ
Phụ nữ, đặc biệt là ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có rất nhiều vấn đề với sức khỏe. Việc thay đổi nội tiết tố, thay đổi môi trường, stress gây ra rất nhiều chứng bệnh cũng như vấn đề sức khỏe. Tam thất bắc là một giải pháp rất hoàn hảo với những tác dụng sau:
- Phụ nữ sau sinh đẻ: Sử dụng củ hoặc bột tam thất bắc giúp phục hồi sinh lực, chữa lành các vết mổ, đứt gãy nội cơ thể sau sinh, lợi sữa
- Phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh: Sử dụng nụ tam thất hãm nước trà uống hàng ngày giúp điều hòa nội tiết tố, thanh lọc gan, an thần, giải tỏa căng thẳng
- Phụ nữ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc do thay đổi cơ thể: Sử dụng nụ hoặc hoa tam thất uống thay nước hàng ngày giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc, lợi tiểu
Tác dụng phụ của tam thất và lưu ý khi dùng
Ảnh: Tam thất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh
Tam thất bắc gần như không có các phản ứng phụ. Một số tác dụng ngoài ý muốn đến từ việc sử dụng sai liều lượng, hoặc không tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Cụ thể cần lưu ý:
- Dùng quá liều: gây nóng, nổi mụn nhọt, đầy bụng, chậm tiêu
- Trong mạch có cục máu đông thì không được dùng tam thất
- Trẻ em dưới 12 tuổi, độ tuổi dậy thì hạn chế dùng tam thất nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ đông y. Dược tính của tam thất rất cao, có thể gây ra các tác dụng phụ như phát triển sớm, mất cân bằng cơ thể
- Phụ nữ có thai không sử dụng tam thất, có thể dẫn đến tác dụng phụ như động thai
Chiết xuất từ cây tam thất có tác dụng gì ?
Trong tây y học hiện đại, để phát huy tác dụng của tam thất các đơn vị nghiên cứu cũng như các công ty dược phẩm tiến hành chiết xuất dược chất từ trong cây tam thất bắc phục vụ mục đích sản xuất tân dược. Những tân dược này đa số có tác dụng trong việc ngăn cản quá trình ô xy hóa, chống viêm, cải thiện chức năng gan, phòng ngừa và ngăn chặn tế bào ung tư phát triển, đặc biệt là cải thiện sức khỏe hệ thần kinh.
Ảnh: Một loại tân dược sử dụng chiết xuất từ tam thất
Dưới đây là chi tiết các loại dược chất được khai thác từ cây tam thất bắc và tác dụng cụ thể:Các saponin nhân sâm Rb1, Rb2: Chống viêm, chống ô xy hóa, bổ trợ chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tâm thần, cải thiện chức năng gan, ngăn chặn phát triển của tế bào ung thư
- Flavonoids: Sử dụng trong các dược phẩm chống ô xy hóa (ngăn cản lão hóa), giúp giảm viêm, stress ô xy hóa trong cơ thể
- Dencichine: là một loại alkaloids. Chất này được ghi nhận là chất độc đối với hệ thần kinh nếu tiêu thụ ở liều lượng cao. Bắt buộc phải trải qua sơ chế như nấu chín hoặc giảm dung lượng tới mức tối an toàn mới có thể dùng trong bào chế thuốc. Tuy nhiên dencichine giúp chống đông máu, chống viêm, bảo vệ gan, chống ô xy hóa. Loại dược chất này chỉ một số ít các tập đoàn công nghệ cao có khả năng chiết xuất và sử dụng.
- Các loại ginsenosides: chiết xuất sử dụng trong nhiều loại thuốc điều chỉnh hệ miễn dịch, chống viêm, chống ô xy hóa
- Alkaloids: Đây là các hợp chất chứa nitơ có tác dụng dược lý đa dạng cho cơ thể người. Trong nghiên cứu y dược, hợp chất này có tác dụng chống vi khuẩn, kháng nấm, chống viêm, an thần giảm căng thẳng, kích thích hoặc chống lại thụ động cơ thể, tăng cường hoạt động thần kinh
- Triterpenoids: Những hợp chất này được chiết xuất thông qua một quá trình công nghệ phức tạp mà chỉ một số nước tiên tiến như Trung Quốc, Nhật, Mỹ có. Triterpenoids có hoạt tính chống viêm, chống ô xy hóa, chống ung thư