Bạn đã bao giờ cảm thấy đau nhức trong xương khớp? Nếu vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì hiện nay có nhiều phương pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng này mà không cần dùng thuốc. Đồng thời, những phương pháp này cũng an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là 7 cách tự nhiên phổ biến nhất được áp dụng hiện nay.
1. Sử dụng liệu pháp chườm nóng/lạnh
Đối với những ai bị đau xương khớp, việc sử dụng liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau hiệu quả. Khi áp dụng liệu pháp này, bạn nên thực hiện chườm nóng trước, sau đó chườm lạnh. Chườm nóng giúp kích thích lưu thông máu và giảm đau nhẹ. Trong khi đó, chườm lạnh giúp giảm đau và sưng tại các khu vực bị tổn thương.
1.1. Đối với chườm nóng
Bạn có thể thường xuyên tắm nước nóng hoặc sử dụng phòng tắm hơi để thư giãn cơ thể và cải thiện triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc thiết bị sưởi ấm như chăn điện để giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và không chườm nóng quá 20 phút.
1.2. Đối với chườm lạnh
Việc chườm đá lạnh vào các khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên chườm lạnh trực tiếp mà nên quấn đá vào khăn mềm trước khi chườm. Đồng thời, hạn chế thời gian chườm lạnh quá lâu và không sử dụng nước đá ở các khu vực máu lưu thông kém.
2. Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này giúp khai thông khí huyết và giảm đau mà không cần dùng thuốc. Khi được kích thích, cơ thể sẽ giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hiện nay, châm cứu còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác nhằm cải thiện bệnh xương khớp và gia tăng quá trình phục hồi.
3. Vận động thể thao thường xuyên
Vận động thể thao thường xuyên là một phương pháp quan trọng giúp cải thiện triệu chứng đau xương khớp. Bạn có thể tập thói quen vận động tối đa 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập cường độ thấp như đi dạo, đạp xe, bơi lội hoặc tập thể thao dưới nước. Thông qua việc tập thể dục đúng cách, bạn không chỉ kiểm soát cân nặng mà còn duy trì tính linh hoạt và tăng cường sức mạnh của nhóm cơ quanh khớp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tập thể dục đúng cường độ để tránh gây mệt mỏi và làm trầm trọng triệu chứng đau nhức xương khớp.
4. Tập yoga để cải thiện bệnh đau xương khớp
Tập yoga thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm nguy cơ loãng xương. Nhiều tư thế trong yoga yêu cầu bạn nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể, từ đó giúp phần xương khỏe mạnh và cứng chắc hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng tập yoga giúp giảm cortisol - hormone gây stress, duy trì lượng canxi trong xương và giảm cơn đau mỏi liên quan tới xương và khớp.
Tập thể dục đúng cách là bí quyết duy trì tính linh hoạt và chắc khỏe của xương khớp.
5. Vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp
Vật lý trị liệu là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình phục hồi bệnh xương khớp. Phương pháp này giúp làm dịu cơn đau và nâng tầm vận động của cơ thể. Có hai hình thức vật lý trị liệu là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động.
Hình thức chủ động của vật lý trị liệu bao gồm các bài tập giãn cơ, bài tập kết hợp dụng cụ hoặc bài tập dưới nước để thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện nhóm cơ yếu.
Hình thức bị động của vật lý trị liệu sử dụng thiết bị hiện đại như sóng xung kích, tia laser và máy giảm áp cột sống. Phương pháp này không chỉ chữa bệnh xương khớp mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị, từ đó giúp người bệnh sớm hồi phục.
Bác sĩ sử dụng thiết bị trị liệu hiện đại kích thích sâu các mô trong khớp xương, tái tạo phần sụn khớp gối, giúp giảm đau nhanh chóng.
6. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan đến bệnh lý xương khớp. Bổ sung Canxi, vitamin D và Glucosamine vào khẩu phần ăn giúp tăng mật độ khoáng xương và phòng ngừa thoái hóa. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử, khoai lang, cà rốt, rau chân vịt và cải xoăn cũng cần được bổ sung hàng ngày để loại bỏ gốc tự do và cải thiện tình trạng viêm sưng.
Ngược lại, việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến và đồ chiên rán có thể làm trầm trọng triệu chứng đau xương khớp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và nhiều biến chứng khác.
Bạn cần biết thêm:
- Ngăn ngừa ô xy hóa với flavanoids trong bột tam thất
- Rượu ngâm tam thất rừng giúp bổ máu, bổ xương cốt
- Top 10 loại thuốc bổ máu nhập khẩu
7. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp điều trị không xâm lấn dựa trên nguyên lý hoạt động giữa hệ thần kinh và cột sống. Điều chỉnh cấu trúc cột sống giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và chữa lành cơn đau cấp - mãn tính một cách hiệu quả và an toàn. Phương pháp này cũng đang được áp dụng tại phòng khám ACC, nơi áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nhằm rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa tái phát.
Quá trình chữa bệnh xương khớp tại ACC được thực hiện chuẩn mực bởi đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu chuyên môn.
Trên đây là 7 cách tự nhiên giúp cải thiện bệnh xương khớp mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia và kết hợp với lối sống khoa học và chế độ ăn uống điều độ để duy trì hiệu quả lâu dài và phòng ngừa thoái hóa.