Khiêm tam thất

Chuối hột rừng là một vị thuốc quý nhưng ít được biết đến rộng rãi. Do đặc thù tự nhiên, loại chuối này không phải dễ tìm. Rất nhiều bộ phận của chuối hột rừng được sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Dân gian đặt tên nó là vua của các loại chuối cũng chính vì một số lí do trên. Vậy vị thuốc chuối hột rừng này có những đặc điểm,công dụng gì? Mời quý cô bác theo dõi trong bài viết bên dưới. 

Chuối hột rừng

Chuối hột rừng là gì?

Đây là giống chuối có tên khoa học Musa acuminate Colla. Hột rừng là thực vật nằm trong họ nhà chuối Musaceae.

Đặc điểm của cây

Thân cây xốp, có chiều cao trung bình khoảng 3 - 4 mét. Phiến lá dài tương tự như cây chuối ta, phần cuống lá có màu xanh.
Điểm khác là hoa chuối  khi nở màu đỏ sẫm, hướng thẳng đứng ở ngọn cây. Mỗi cây chuối rừng sẽ cho ra một buồng, mỗi buồng lại có từ 5 - 10 nải chuối. Quả có cạnh, bên trong chứa nhiều hạt to từ 4 - 5mm. Mỗi quả có kích thước rất bé, quả to nhất chỉ bằng hai ngón tay cái chụm lại.
Chuối chuyển sang màu vàng khi chín, vỏ mỏng, nhiều thịt nhưng khi ăn có vị chát, hơi sượng.

Phân bố

Giống như cây tam thất rừng, chuối hột sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên. Chúng mọc nhiều ở các vùng miền núi và trung du có rừng râmj. Thảo dược này được tìm thấy nhiều ở Tây Bắc, dãy Trường Sơn và trung bộ nước ta.

Bộ phận dùng

Phần lớn các bộ phận của loại chuối này đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên, quả chuối vẫn là bộ phận được nhiều người sử dụng nhất. Cây hoặc hạt được thu hoạch theo mùa, nhưng cũng có một số cây cho quả trái mùa.
Sau khi thu hoạch, người dân có thể để cả vỏ hay lột bỏ để phơi hay sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 

Chuối hột rừng

Phân loại chuối hột rừng

Phân loại theo địa lý thì chúng ta có 2 loại chính là chuối hột Tây Nguyên và tây Bắc.
Chuối  Tây Nguyên có kích thước bằng ngón trỏ hay to hơn một chút. Phần thịt chuối khá ít nhưng lại chứa rất nhiều hạt. Loại chuối này thường được phơi nguyên củ, không thái lát. Sau khi phơi khô, chúng thường có màu đen.
Chuối tây bắc có kích thước khá lớn nên thường được cắt lát khoảng 1cm để bán và có ít hạt hơn. Khi phơi khô, chúng thường có màu nâu đỏ.

Công dụng đa dạng 

Chữa bệnh đau dạ dày

Nhiều thầy thuốc lâu năm sử dụng chuối hột rừng để trị vết loét tại dạ dày . Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cơ thể phục hồi sức khỏe toàn diện, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Với bệnh dạ dày, bạn có thể sử dụng chuối hột rừng phơi khô hay tán nhuyễn thành bột nhỏ và pha với nước uống.

Tham khảo thêm: tam thất giúp trị bệnh dạ dày

Trị táo bón

Bài thuốc này thường được áp dụng đối với trẻ em. Dùng 1 - 2 quả chuối hột rừng chín nướng trên bếp lửa đến khi chúng chuyển sang màu đen. Nghiền nát cho trẻ ăn. Hàm lượng chất xơ lớn trong chuối sẽ giúp bé có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
Một cách làm khác là trộn gỏi hoa chuối với thịt gà. Món ăn này giúp bổ sung các chất xơ ngăn chặn tình trạng táo bón.

Điều trị hắc lào

Nhựa của chuối hột  cũng là một vị thuốc chữa hắc lào hiệu quả. Cắt đôi quả chuối hột rừng, lấy phần nhựa chuối phơi nắng hay sấy khô và rây thành bột mịn.
Sau đó, đắp lên vị trí da bị hắc lào. Thực hiện thường xuyên, đều đặn bạn sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên phần da bị tổn thương.

Tiêu sưng, trị đau nhức xương khớp

Để hoàn thành bài thuốc tiêu sưng, đau nhức xương khớp bạn cần chuẩn bị một số dược liệu sau:
Củ ráy 20 gam
Khổ qua rừng 20 gam
Tỳ giải 10 gam
Chuối hột rừng

Cách thực hiện:
Sao vàng hạ thổ tất cả các nguyên liệu trên.
Cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ. Đun sôi trong khoảng 5 - 10 phút.
Lọc bỏ bã, chắt lấy nước để uống hàng ngày. Bài thuốc này được áp dụng đến khi tình trạng đau nhức xương khớp được cải thiện. Hạt chuối ngâm rượu cũng là một cách hay để trị đau nhức.

Chữa ho ra máu

Khi bị ho ra máu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau đây:
20 gam mốc cau.
20 gam than tinh tre.
10 gam chuối hột dạng khô.

Cách thực hiện:
Các dược liệu trên tán thành bột mịn rồi trộn đều.
Pha cùng với một ít nước để dùng. Không chỉ có tác dụng trị ho, bài thuốc này còn giúp thanh nhiệt, điều hòa cơ thể.

Chuối hột rừng

Cầm máu và đau nhức răng

Sử dụng 5 gam thân chuối rừng đập nát và đắp vào vị trí tổn thương hay đau nhức răng. Vết thương sẽ được cầm máu ngay sau đó vài phút, còn các cơn đau nhức răng sẽ giảm dần.

Hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết

Dùng 30g quả chuối hột rừng vẫn còn xanh, thái mỏng và sắc lấy nước uống. Bạn có thể sử dụng nước này thay cho nước lọc hàng ngày. Có thể sử dụng thêm rau khoai lang tía luộc. Thường xuyên sử dụng nước uống này giúp ổn định đường huyết, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Một số bác cũng khuyên dùng chuốt hột để giảm cân là vì lý do trên. 

Chữa đau bụng kinh 

Bạn có thể chuẩn bị bài thuốc giảm đau bụng kinh theo những bước như sau:
Chuẩn bị: 5 gam quế chi + 3 gam cam thảo + 50 gam vỏ chuối hột rừng.
Vỏ chuối hột rừng được phơi khô, sao vàng và tán thành bột nhỏ. Quế chi, cam thảo cũng được tán bột.
Các nguyên liệu được trộn đều với mật ong, vo tròn thành viên 5 gam.
Sử dụng 1 viên / lần × 3 lần / ngày cùng với nước ấm.

Tối đa hoá tính năng của chuối hột rừng

Ngâm rượu

Theo cách làm dân gian, hạt chuối ngâm rượu dùng để xoa bóp hoặc uống đều tốt.
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
Để có được bình rượu ngâm chuối hột rừng đạt chất lượng, bạn cần chọn những quả chuối đều nhau. Rửa sạch và để ráo nước. Chuối gọt vỏ, phơi hay sấy khô. Phơi trong khoảng 5 - 7 ngày là có thể sử dụng. Dùng nước ấm để rửa lại, để ráo cho chuối khô cong.
Chuẩn bị rượu nếp từ 40 - 50o, một bình thủy tinh để ngâm rượu.
Tiến hành ngâm rượu
Cho chuối hột rừng và rượu theo tỉ lệ 1:4, nghĩa là 1 phần chuối ngâm cùng 4 phần rượu.
Rượu được ngâm trong khoảng 3 - 4 tháng là có thể sử dụng được. Bạn có thể chôn dưới đất hay để vị trí thoáng mát, khô ráo.
Ngoài việc sử dụng đơn độc chuối hột rừng, bạn có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác như táo mèo, nấm linh xanh.

Dùng chuối hột nấu nước uống

Bạn cũng có thể được sử dụng để hãm trà. Dùng 10 gam chuối khô hãm cùng 150ml nước. Cách hãm như hãm trà thông thường. Tráng qua lượt nước đầu tiên và cho nước sôi theo tỷ lệ trên. Đợi khoảng 5 - 7 phút để nước ngấm đều vào chuối hột rừng. Nên thưởng thức trà khi còn ấm để cảm nhận hết mùi vị thơm ngon của dược liệu này.
Ngoài cách hãm trà, bạn có thể dùng chuối hột rừng để nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày. Liều lượng được khuyến cáo sử dụng là khoảng 50 - 80 gam chuối khô nấu cùng 1,5 lít nước uống.

Chuối hột rừng

Chuối hột rừng kỵ gì?

Loại nguyên liệu dễ xung khắc với chuối hột nhất là đường. Kết hợp hai thứ này dễ gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
Mủ trong chuối hột rừng tươi chứa rất nhiều tanin nên có thể gây ngộ độc. Do đó, hạn chế sử dụng chuối ở dạng tươi, xanh.

Những ai nên sử dụng

Mặc dù đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng dược liệu này. Những người bị các bệnh sau có thể tham khảo cách sử dụng chuối hột :

  • Người đau nhức xương khớp, vai gáy
  • Người mắc bệnh đau dạ dày
  • Người lớn và trẻ em bị táo bón
  • Người bị sỏi thận
  • Bệnh nhân huyết áp không ổn định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *