Khiêm tam thất

Tác dụng của tam thất gồm có giảm đau, tiêu u, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, bồ bổi sinh khí, phục hồi thể lực, cải thiện tuần hoàn máu, trị táo bón, tăng cường tiêu hóa, kích thích miễn dịch, cầm máu, bảo vệ thần kinh. 

Tìm hiểu về tam thất

Tam thất được biết đến với nhiều cái tên như sâm hoàng liên, kim bất hoán là loài cây thuộc họ nhân sâm, một số sách xếp nó vào họ ngũ gia bì. Cây sống ở vùng núi cao trên 1600m so với mực nước biển, nơi có khí hậu ôn hòa, ít ánh sáng. Ở Việt Nam chỉ có vùng Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và một số vùng dọc theo núi Hoàng Liên Sơn là có tam thất sinh trưởng.

Củ tam thấtẢnh: củ tam thất

Trong khoa học, tam thất có tên chung sử dụng tiền tố Panax. Có thể đến các loại như Panax Pseudoginseng, Panax Vietnamensis. 

Cây tam thất thân thảo, mềm, cao từ 30-60cm, lá chét mọc đối xứng có hình bầu dục, trên mặt lá có gai mềm li ti, khi kết nụ có màu xanh nhạt, hoa xanh đậm và kết quả xanh, khi chín có màu đỏ. 

Tam thất là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong đông y và được nghiên cứu trong hàng nghìn năm ở các nước đông á, đông nam á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Trong tam thất có chứa các thành phần dược chất quý giá như các saponin nhân sâm, flavonoids, dencichine. Những dược chất này có tác dụng đa dạng, áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh tim mạch, máu, u bướu, viêm loét.

Tam thất có tác dụng gì ?

Dùng tam thất điều trị mỡ máu cao như thế nào?

Ảnh: tam thất có tác dụng gì ?

Tam thất có rất nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh, cụ thể:

  • An thần, tĩnh dưỡng, ngủ ngon
  • Bảo vệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, tỉnh táo
  • Chữa viêm loét, viêm dạ dày, tá tràng
  • Chữa u bướu, bầm tím, ứ máu, cầm máu
  • Kích thích miễn dịch
  • Giảm đau, hưng phấn thần kinh, kéo dài tác dụng thuốc an thần
  • Bồi bổ sinh lực cho người già, chống lão hóa
  • Chữa thổ huyết, chảy máu cam, kiết lị ra máu, rong kinh, băng huyết
  • Chữa say rượu, say xe, buồn nôn, chóng mặt
  • Tăng cường tiêu hóa, trị táo bón
  • Ổn định huyết áp, chữa các bệnh thành vành mạch
  • Ổn định chức năng gan, lợi tiểu, thải độc
  • Bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh, lợi sữa, chữa lành các vết thương do sinh đẻ
  • Bảo vệ tim mạch, chống tác nhân gây loạn nhịp, giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng khi thiếu oxy

 

Tam thất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh

Ảnh: Tam thất có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh

Cách dùng tam thất

Có nhiều cách dùng tam thất khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những phương pháp sau:

1 - Tam thất tươi ngâm mật ong

Tam thất mật ong

Ảnh: Tam thất mật ong

Nguyên liệu:

500gram củ tam thất tươi rửa sạch, xắt lát, để khô ráo

3 lít mật ong nguyên chất

Cách làm:

Sau khi rửa sạch, xắt lát mỏng, để ráo nước thì cho vào bình thủy tinh, đổ mật ong vào theo tỷ lệ 1/5 đến 1/6 (500gram củ tam thất sử dụng khoảng 3 lít mật ong).

Ngâm trong 2-3 tuần có thể sử dụng.

Sử dụng: 

Mỗi ngày 1 lát tam thất ngâm mật ong vào buổi sáng sau bữa ăn.

Tác dụng:

Sử dụng củ tam thất tươi ngâm mật ong hàng ngày có tác dụng tăng cường thể lực, thêm năng lượng, bổ máu, chữa các bệnh viêm loét dạ dày, hỗ trợ tăng cân.

2 - Nụ hoa tam thất pha trà

Trà tam thấtẢnh: Trà tam thất

Nguyên liệu:

Nụ hoặc hoa tam thất đã sấy khô

Cách dùng:

Hãm nước sôi (pha trà). Tỷ lệ 2-4 nụ cho mỗi 150ml nước.

Uống đều hàng ngày trong khung giờ 12h-13h chiều, và 19h-21h tối.

Tác dụng:

Lợi tiểu, trị táo bón, thanh lọc cơ thể, giải độc gan, chữa bệnh mất ngủ, an thần, tĩnh dưỡng.

3 - Uống bột tam thất

uống bột tam thất mật ong

Ảnh: uống bột tam thất với mật ong

Nguyên liệu: 

Bột tam thất xay mịn

Có thể sử dụng thêm mật ong

Cách dùng:

Pha từ 3-5gram bột tam thất (khoảng 1 thìa nhỏ) với nước ấm, có thể thêm 1 thìa mật ong. Uống đều đặn ngày 2 lần buổi sáng và buổi tối.

Tác dụng:

Bổ máu, bồi bổ khí huyết, chữa các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa bệnh u bướu, ung thư, tăng cường sức đề kháng, chữa tiêu chảy, chữa các vết bầm dập, mổ. Trị dứt điểm các bệnh viêm nội tạng.

4 - Củ tam thất làm thực phẩm

gà hầm tam thất

Ảnh: gà hầm tam thất

Nguyên liệu: Củ tam thất tươi hoặc củ tam thất khô

Cách dùng tam thất làm thực phẩm phổ biến:

  • Gà hầm tam thất
  • Trứng xào tam thất
  • Tam thất nấu cháo hầm thịt
  • Tam thất hầm thịt bò

Tác dụng: Bồi bổ cơ thể, bổ máu, tăng cường khí huyết, bổ sung năng lượng

5 - Chiết xuất tinh chất sử dụng trong tân dược

dược phẩm Notoginseng Total Saponins Capsules của Trung Quốc

Ảnh: Tân dược sử dụng chiết xuất từ tam thất

Nguồn ảnh: https://baike.sogou.com/v7931027.htm

Các hợp chất được chiết xuất từ tam thất:

  • Các saponin nhân sâm Rb1, Rb2: Chống viêm, chống ô xy hóa, bổ trợ chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tâm thần, cải thiện chức năng gan, ngăn chặn phát triển của tế bào ung thư
  • Flavonoids: Sử dụng trong các dược phẩm chống ô xy hóa (ngăn cản lão hóa), giúp giảm viêm, stress ô xy hóa trong cơ thể
  • Dencichine: là một loại alkaloids. Chất này được ghi nhận là chất độc đối với hệ thần kinh nếu tiêu thụ ở liều lượng cao. Bắt buộc phải trải qua sơ chế như nấu chín hoặc giảm dung lượng tới mức tối an toàn mới có thể dùng trong bào chế thuốc. Tuy nhiên dencichine giúp chống đông máu, chống viêm, bảo vệ gan, chống ô xy hóa. Loại dược chất này chỉ một số ít các tập đoàn công nghệ cao có khả năng chiết xuất và sử dụng.
  • Các loại ginsenosides: chiết xuất sử dụng trong nhiều loại thuốc điều chỉnh hệ miễn dịch, chống viêm, chống ô xy hóa
  • Alkaloids: Đây là các hợp chất chứa nitơ có tác dụng dược lý đa dạng cho cơ thể người. Trong nghiên cứu y dược, hợp chất này có tác dụng chống vi khuẩn, kháng nấm, chống viêm, an thần giảm căng thẳng, kích thích hoặc chống lại thụ động cơ thể, tăng cường hoạt động thần kinh
  • Triterpenoids: Những hợp chất này được chiết xuất thông qua một quá trình công nghệ phức tạp mà chỉ một số nước tiên tiến như Trung Quốc, Nhật, Mỹ có. Triterpenoids có hoạt tính chống viêm, chống ô xy hóa, chống ung thư

Lưu ý khi sử dụng tam thất

Lưu ý khi sử dụng tam thất

Ảnh: Lưu ý khi sử dụng tam thất

 

Khi sử dụng tam thất (Panax notoginseng) để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là trong các sản phẩm y tế, cần lưu ý một số điểm sau:

Liều lượng: Tuân thủ liều lượng được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ đông y. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng quá mức, vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tương tác thuốc: Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc bổ sung nào khác, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà dược về khả năng tương tác với tam thất. Một số loại thuốc có thể tương tác với tam thất và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Tình trạng sức khỏe: Thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng tam thất nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc có các vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc các vấn đề khác.

Chất lượng sản phẩm: Chọn sản phẩm tam thất từ nhà sản xuất đáng tin cậy và được chứng nhận. Kiểm tra nhãn sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm được kiểm định chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Thời gian sử dụng: Sử dụng tam thất trong thời gian dài cũng cần được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Đừng sử dụng tam thất dài hạn mà không có sự giám sát hoặc hướng dẫn từ chuyên gia.

Cảnh báo: Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khi sử dụng tam thất. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào sau khi sử dụng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm về câu hỏi tam thất có tác dụng gì xin vui lòng liên hệ cửa hàng tam thất bắc Lào Cai: 0919 666 568. Chúng tôi là đơn vị nghiên cứu, phát triển, bán thành phẩm tam thất bắc từ năm 2014 với nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn tận tâm và miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *