Khiêm tam thất

Tác dụng của đu đủ không chỉ là chữa ho hay hỗ trợ điều trị dạ dày. Những bộ phận khác nhau như lá, hoa sẽ có những tính năng y học phong phú nữa mà bạn nên biết. Cây đu đủ rất phổ biến, có lợi cho tiêu hoá. Tuy nhiên, chúng cũng tham gia vào rất nhiều bài thuốc trị bệnh của đông y. Trong bài viết này Cửa hàng tam thất Lào Cai sẽ cùng quý cô bác phân tích tác dụng của đu đủ trong y học chữa bệnh

Tác dụng của cây đu đủ trong y học

Y học phương đông rất chú trọng đến cây đu đủ. Phần là vì chúng dễ trồng, dễ tìm. Hơn nữa, loại cây này phân biệt đực cái rõ ràng. Cái thì trổ hoa dùng để ăn, cây đực thì làm thuốc. Trong đu đủ cũng có nhiều flavonoids, một số dược tính chống ô xy hóa tương tự tam thất. Dưới góc nhìn y học, đu đủ có những tác dụng cơ bản sau:

Đánh bay cơn đau đầu

đu đủ điều trị đau dạ dày 

Việc dùng lá đu đủ trị đau đầu không còn phổ biến. Lý do đơn giản là hiện nay thuốc tây trị đau đầu có rất nhiều. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn không có sẵn thuốc thì có thể dùng biện pháp này. Lá đu đủ nghiền nát cho vào vải để đắp hai bên thuỳ thái dương. Từ từ, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Đu đủ xanh tác động tích cực lên dạ dày, tuyến tiêu hoá

Có thể nói trái đu đủ không trị hoàn toàn 100% bệnh đau dạ dày. Tuy thế, nó là thực phẩm tương hỗ rất tốt. Dùng đu đủ xanh hấp chín hoặc nấu canh xương, ăn đều sẽ có tác dụng giảm đau. Một số thầy thuốc cũng sử dụng bột đu đủ. Cách làm khá đơn giản là phơi khô, tán nhỏ và dùng ngày 2 thìa/ 2 lần. 

tác dụng của đu đủ 

Tham khảo thêm bài thuốc trị dạ dày: 10 bài thuốc hay trị đau dạ dày

Tác dụng của đu đủ: Giảm cơn ho bằng hoa

Đây là bài thuốc cổ truyền dành riêng cho trẻ nhỏ. Cách làm khá đơn giản: đem khoảng 20g hoa đu đủ hấp với mật ong sau đó lấy nước uống. Liều lượng ngày 3 lần. Nếu có điều kiện hơn nữa thì bạn có thể kết hợp rễ mạch môn, xạ cancan, húng chanh với tỉ lệ giống nhau 10g. Sau đó thêm 15g hoa đu đủ đực. Lưu ý là hoa đu đủ cái không có tác dụng trong trường hợp này. Sau khi hấp chín có thể ngậm trực tiếp. Bài thuốc này tác động trực tiếp vào khoang miệng và các khứu giác. Sau 3 đến 5 ngày tác dụng của đu đủ sẽ hiện rõ.

Tác dụng của đu đủ chữa sưng tấy

Giống như cây trinh nữ hoàng cung, quả đu đủ non được làm nóng có thể giảm sưng tấy. Sau khi chạy qua lửa 1 lần, bạn đắp trực tiếp vào vết bầm tím hay nói cách khách là tụ huyết. Sau một thời gian ngắn, da sẽ trở lại trắng và vết bầm biến mất. Một cách khác là kết hợp đu đủ non với trứng, tỏi. Dùng hỗn hợp trên gạc vào vết thương.

Chữa viêm da thông thường

Trước khi tiến hành đắp thuốc này bạn cần hiểu rõ nguyên nhân viêm da. Nếu là do nước hoặc tác nhân thông thường, bài thuốc sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu do tác nhân hoá học đặc biệt, môi trường ô nhiễm thì vẫn nên đi khám bệnh. Trộn nhựa đu đủ với hàn the bôi vào vết thương. Dùng liên tục trong thời gian 1 tuần để kiểm nghiệm hiệu quả.

 

Bài thuốc từ đu đủ

Bài thuốc chữa khàn tiếng, mất tiếng Nguyên liệu bao gồm lá hẹ, hạt chanh mỗi loại 15g. Hạt chanh 10g + nước 2cl. Sau khi nghiền nhỏ, trộn đều có thể sử dụng 3 lần/ ngày. Để dễ tiêu hoá, bạn có thể cho thêm mật ong. Sau 5 ngày thông thường sẽ có tác dụng.

Hỗ trợ chữa các bệnh đi tiểu

Một số bệnh có thể dùng bài thuốc này bao gồm: tiểu rắt, đi tiểu buốt. Để phát huy tác dụng của đu đủ bạn chuẩn bị: Đậu đen 40g, phác tiêu một lượng rất nhỏ khoảng 4g, lá bạc thau 60 và hoa đu đủ đực 40g. Cho tất cả vào xiêu, sắc lấy nước uống trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa huyết bầm

Như đã nói ở trên loại dược liệu này có khả năng đánh bay vết thêm tím do tụ máu hoặc sưng tấy. Bài thuốc này có một số vị khó kiếm như lá na. Do đó, nếu bạn không có thì dùng phương pháp đơn giản hơn là đắp trực tiếp. Lá na + đu đủ xanh + muối + vôi. Trộn đều sau khi giã nhỏ để tạo hỗn hợp keo đắp vào vết thương.

Hỗ trợ chữa ho gà

Có ít nhất 3 phương thuốc trị ho gà với lá đu đủ. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cách làm đơn giản nhất. Nguyên liệu cần có: 100g hoa đu đủ đực, 70g rau má, 100g dây tơ hồng, 40g lá xương sông và 30g lá hẹ. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi đun với 3 lít nước. Sau khi lượng nước giảm còn khoảng 1l là được. Thêm một ít đường để thuốc không quá đắng. Cách dùng: 2 lần/ ngày/ mỗi lần 1 chén khoảng 200ml.

Trị rắn cắn

Rất nhiều người ở miến núi biết đến cách chữa rắn cắn bằng lá đu đủ. Nói như vậy để thấy tác dụng của đu đủ này được biết đến khá rộng rãi. Lấy 80g lá + 50 g lá ớt + 50g rễ chỉ thiên. Qua sơ chế, làm sạch thì nghiền ra và đắp vào vết thương bị rắn cắn. Lưu ý: quá trình làm phải thật nhanh để chị kịp thời vết thương do rắn để lại.

Bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Thông thường món ăn/ vị thuốc này chỉ bao gồm chân giò, gạo nếp và đu đủ xanh. Nếu bạn muốn thêm lá sung thì cần lưu ý làm sạch và thái nhỏ. Cách nấu khá đơn giản như một món canh thông thường. Hầm xương chín sau đó cho lần lượt gạo nếp, đu đủ. Món ăn này rất có tác dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Tham khảo thêm tác dụng lợi sữa từ tam thất: những món ăn từ tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh 

Bài thuốc trị đau đầu ứng dụng tác dụng của đu đủ

Để tạo ra bài thuốc trị đau đầu kinh niên, bạn cần tỉ mỉ thêm một chút. Cắt phần đầu của quả đu đủ chín. Vét sạch hạt và cho lòng đỏ trắng trứng đã đánh nhuyễn. Thêm một ít đường vào hỗn hợp trên. Cho tất cả vào trong ruột đu đủ đem nướng. Thuốc này trên thực tế giống như món tráng miệng khá ngon. Lưu ý: dùng 1 lần/ 2 ngày, không tăng liều lượng. Tham khảo các phương pháp cải thiện sức khỏe từ cửa hàng tam thất qua facebook tam thất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *